Nguồn www.autismgames.org
Creating Common Ground
Giao tiếp là tìm cách để chia sẻ trải nghiệm share experiences. Bắt đầu từ đâu thường là vấn đề đau đầu với trẻ TK. Nó khiến bạn có cảm giác như thế mình sống trong một thực tế tư duy khác hoàn toàn và bạn chẳng có điểm chung gì để chia sẻ. Khi điều này là sự thực, bạn cần phải tạo ra một nơi gặp mặt. Phần nhiều là bạn sẽ thấy hẹn gặp ở nơi trẻ sống thì dễ nhất--thế giới tri giác (the perceptual world).Thế giới tri giác trước sự phát triển của kỹ năng ngôn ngữ, trẻ sống hoàn toàn trong thế giới trực quan hơn là ý niệm. Là thế giới cảm nhận sự vật hoặc nổi, hoặc vừa đúng bằng bàn chân, hoặc biến mất trong mồm, unroll off of a tube, nẩy lên khi thả xuống, đóng và mở, quay tròn. Khi nghĩ đến những ví dụ này, tôi đi vào thế giới ý niệm nơi tôi dành phần lớn thời gian ở đó. Ở thế giới đó tôi bắt đầu miêu tả bất cứ vật gì tôi nghĩ đến--một quả bóng bay, giày, thức ăn, giấy vệ sinh, bóng, cửa ra vào, con quay. For me to think of these examples, I went into the conceptual world of words where I spend most my time. In this world I began to described whatever objects came to mind--a balloon, shoes, food, toilet paper, a ball, a door, a spinning top.
Andy phớt lờ sự tồn tại của tôi
Andy là một trẻ, giống nhiều trẻ mà tôi biết, dường như phớt lờ mọi người và sống vui vẻ với việc trực cảm các sự vật--tròn tròn, nặng nhẹ, tiếng nẩy, tiếng nứt hoặc sập, tất cả những cảm giác này và cách chúng diễn ra. Andy không nghĩ về những gì mình đang làm, mà chỉ làm thôi. Đôi khi cậu cứ làm đi làm lại một hoạt động, như đóng cửa. Kể cả hoạt động này trông cũng rất vô thức như thể mỗi khi nhìn thấy cửa mở là cậu tiện thể đóng luôn. Dường cả đời đứa trẻ này chỉ có tốt hay xấu, thời khắc rồi thời khắc, dựa vào những gì diễn ra vào thời điểm đó. Khi hết bật rồi tắt đèn, cuộc sống của Andy trở nên hạnh phúc hơn. Andy không quyết định sẽ làm cuộc sống của mình vui như vậy, tự nhiên cậu thấy hạnh phúc khi điều khiển được cái đèn thôi. Khi phải đánh răng, cậu thấy đời thật tệ vì cảm giác cho bàn chải vào miệng thật tệ. Khi được ăn pizza, đời cậu lại đẹp. Andy cũng giống như mọi ai khác được ăn pizza.
Tôi tiếp cận Andy
Khi tôi gặp những trẻ như Andy lần đầu, tôi đi vào thế giới tri giác để cùng đồng hành với cậu. Tôi đem đến cho cậu những trải nghiệm tri giác mới để kết bạn với cậu. Tôi có thể đem đến một cuộn băng dính và bóc ra thành nhiều miếng để dán vào đầu gối, tường, đồ chơi. Tôi có thể mang đến một con quay vừa quay vừa có đèn sáng và nếu cậu thích con quay, tôi sẽ chỉ cho cậu cách quay. Tôi chủ ý tạo ra những trải nghiệm mới cho các giác quan và cùng tham gia vào các hoạt động. Là người cùng chơi, tôi thực sự thực cảm thấy thích thú với cảm giác dán băng dính lên chỗ này chỗ kia. Tôi trở nên hòa vào thế giới tri giác với Andy.
Làm cùng nhau
Tôi thực sự tận hưởng những gì tôi làm cùng Andy. Nếu tôi không thể thích được việc xé và dán băng dính với, mà chỉ bóc băng dính cho Andy và Andy tự chơi một mình thì tôi đang cho cậu một trải nghiệm đơn độc mới chứ không phải một trải nghiệm xã hội. Tôi không những hòa cùng Andy, mà tôi còn giúp cậu dần nhận thức ra là chúng ta là một liên minh joint venture. Băng dính có thẻ để ở cao trên giá sách và tôi có thể sẽ lấy nó xuống một cách trật vật và kịch tính--hết lần này đến lần khác, vì mỗi lần tôi chỉ lấy một miếng nhỏ thôi. Tôi không làm vậy để thưởng Andy vì đã chơi với tôi--mà để nhấn mạnh là chúng ta cùng trải nghiệm việc nghịch băng dính. Tôi biết các trải nghiệm giác quan có thể ngốn nhiều trí lực đến mức Andy sẽ quên tôi đang ở đó, trừ khi tôi tìm cách giúp cậu hướng sự tập trung qua lại giữa tôi, bạn chơi của cậu và cái băng dính.
Dẫn dắt Andy vào thế giới ý niệm
Tôi chỉ rắp tâm hòa đồng với Andy, mà tôi còn nhanh chóng đưa thêm vào trải nghiệm chung của hai người một khuôn khổ ý niệm. Tôi thêm ý niệm Trước tiên/Sau đó kèm trợ giúp minh hoạt First/Then Visual Support vào trò chơi để cậu biết, ví dụ, sẽ chơi băng dính trước rồi mới chơi con quay sáng đèn. Khi Andy bắt đầu cảm nhận rằng hai bức tranh xếp thành hàng có thể thể hiện ý niệm thời gian, cậu đang bước vào thế giới ý niệm của các biểu tượng. Trước tiên/sau đó là một khuôn khổ ý niệm cho phép ta "bàn luận" tiếp theo sẽ là trải nghiệm tri giác nào. Thẻ Đầu tiên/Sau đó trong lần chơi tiếp theo sẽ là tranh chạy rồi uống. Tôi biết là Andy thích chạy và nước quả. Cậu chẳng quan tâm trong hai thứ này thì ta sẽ làm cái nào trước nhưng cậu có thể sẽ nhận ra trình tự diễn ra hai thứ này. Trình tự tranh Trước tiên/Sau đó có thể sẽ đưa lại thông tin thú vị với Andy, giống như bản tin thời tiết buổi sáng thú vị thế nào với tôi.
Khi tôi giới thiệu thẻ tranh Trước tiên/Sau đó lần đầu, tôi không nghĩ đến việc sử dụng thẻ tranh này để điều khiển hành vi của Andy. Tôi thực sự không cố bắt Andy phải làm hoạt động này trước rồi mới thưởng cho Andy hoạt động tiếp theo dù tôi có thể tận dụng quyền năng này của mình đôi lúc. Ban đầu thì hoàn toàn không hề. Tôi không muốn phí phạm cơ hội để dạy này vào việc dạy cậu biết nghe lời ngay từ đầu vì tôi nhắm tới một tham vọng cao hơn thế. Tôi muốn Andy trở nên hứng thú quan tâm đến thế giới ý niệm. Trước tiên/Sau đó là một thế giới hoàn toàn khác thế giới băng dính vào đầu gối hay chăm chú nhìn con quay quay hay chạy và uống. Đó là thế giới tư duy về những gì không diễn ra ở thì hiện tại. Đó là cái làm cho nó là ý niệm chứ không phải là tri giác.
Mở rộng thế giới ý niệm
Dần dần tôi sẽ đưa thêm vào các lịch trình trực quan có nhiều sự kiện liệt kê theo trình tự. Andy có thể thấy trước là kế hoạch của chúng tôi là 1) nghịch băng dính 2) đánh răng 3) xem con quaya có đèn sáng. Giờ, trong thế giới ý niệm, Andy có thể quyết định cuộc sống tốt hay xấu dựa trên một khoảng thời gian rộng hơn là là khoảnh khắc hiện tại. Cuộc sống có vẻ không đến nỗi tệ quá nữa, mặc dù phải cho bàn chải vào mồm nếu bạn biết là bạn sắp được xem con quay rồi. Một trình tự như vậy không chỉ là cách để thưởng cho trẻ đã chịu đựng phải đánh răng mà nó còn là một cách để mở rộng hơn tầm nhìn của trẻ khiến trẻ có thể dự đoán tương lai phía trước tốt hơn.
Với những tranh biểu tượng này, tôi còn tặng cho Andy một cách để có thể trực tiếp giao tiếp một cách cụ thể về trải nghiệm sẽ hoặc đã diễn ra. Chung tôi sẽ vẫn có thể cùng làm một hoạt động tại một thời điểm nhưng chúng tôi còn có thể cùng nghĩ về những gì sắp diễn ra. Chúng tôi có thể thích thú với ý tưởng cùng bóc băng dính. Tôi có thể thông cảm với cậu về ác mộng phải đánh răng tiếp theo. Và chúng tôi có thể dự đoán trước niềm vui chúng tôi sẽ cùng có khi chơi quay cùng nhau. Chúng tôi chia sẻ tình cảm và ý tưởng trước khi những điều đó xảy ra trong thế giới tri giác. Sau đó chúng tôi hoàn thành lịch trực quan, chúng tôi có thể nhìn vào và cùng hiện thực hóa nó, re-live it all together. Chúng tôi có thể diễn dịch nó theo một cách mới khi Andy đã học thêm ngôn ngữ mới. "Băng dính này dính quá--con không thích bị dính dính ở tay!" "Bàn chải đánh răng khiếp quá!" (Tôi có thể gợi ý là nó hơi khó chịu) "Con quay sướng thật!" Có thể sẽ mất nhiều, nhiều tháng rồi Andy mới có thể nghĩ trước và phản hồi cùng tôi như vậy, nhưng Andy đã trở thành một người bạn thích ở với tôi cũng như tôi thích ở với cậu. Hai chúng tôi, đã cùng tạo ra điểm chung để giao tiếp. Đó là nơi kết nối giữa thế giới ý niệm và tri giác.