Trích A History of Autism - trang 243-244
Tình hình tự kỷ ở Việt Nam là một câu chuyện thú vị. Một trong những nhân vật đi đầu về tự kỷ của thế giới, Giáo sự Margot Prior, thuộc trường Đại học Melbourne, Úc, đã có 3 tuần ở Hà nội hồi tháng 10 năm 2001. Bà nhận thấy Viện Tậm lý ở Hà nội có nhiều người trong số 24 nhà khoa học xã hội đã có bằng Đại học ở Nga, và đang được tập huấn sau đại học ở Pháp. Prior viết:
"Nhu cầu về dịch vụ tâm lý lâm sàng ở Việt Nam rất lớn, mà lại hầu như chưa có dịch vụ này phục vụ người dân trừ khi họ bị bênh tâm thần rõ rệt. Lòng quyết tâm, nhiệt huyết, nhiệt tâm và mong muốn học hỏi ở những nhà tâm lý học nghiên cứu trẻ ở Viện Tâm lý rất đáng kể. Nhưng họ không được tiếp cận với sách báo và các thông tin nghiên cứu cập nhật, những thứ mà chúng ta vẫn nghiễm nhiên coi là sẵn có."
Prior nói rằng dịch vụ và các cơ hội giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam là rất sơ sài và các gia đình ở trong hoàn cảnh rất khốn cùng tuyệt vọng. “Hoàn cảnh của họ tương tự với những gì diễn ra ở Úc những năm 1960, khi tự kỷ mới được công nhận và người ta mới phát triển các dịch vụ.”
Trong thời gian ở thăm Việt Nam, bà Prior đã góp phần hỗ trợ cho việc thành lập câu lạc bộ cha mẹ trẻ tự kỷ để đấu tranh cho các dịch vụ giúp trẻ tự kỷ.
Hiệp hội Y khoa ước tính rằng trong số 83 triệu dân Việt Nam, 160,000 người mắc chứng tự kỷ. Bác sỹ Đỗ Thúy Lan, người của hiệp hội nói hồi năm 2007 rằng các cha mẹ đã từng tìm đến Hội trẻ em khuyết tật Việt Nam đã nói rằng họ không biết phải làm gì khi con có vấn đề về phát triển. Nhiều người nói họ cảm thấy xấu hổ cho người khác biết con họ không phát triển hoặc có hành vi không bình thường. “Một số thậm chí còn không muốn công nhận việc bác sỹ chuẩn đoán con bị tự kỷ và cứ tiếp tục cho con đi kiểm tra về hành vi và sự phát triển ở nhiều nơi khác nhau. Khi họ đi đến chỗ chịu hợp tác cho con trị liệu thì đã quá muộn để có thể can thiệp cho con hiệu quả.”
Quá trình can thiệp này đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa bác sỹ nhi, bác sỹ tâm lý, và các giáo viên nhưng điều này vô cùng khó khăn vì ở Việt Nam không có mô hình giáo dục đặc biệt nào cả, bà Lan nói.