Nhân dịp tháng 4 - tháng Nhận thức về Tự kỷ trên toàn thế giới.
Bản dịch tổng hợp từ 3 nguồn sau
Tự kỷ theo dòng lịch sử,
Tự kỷ theo dòng lịch sử 1
Tự kỷ theo dòng lịch sử 2
Hơn nửa thập kỷ đã trôi qua kể từ khi tự kỷ lần đầu có tên, nhưng những tranh cãi về căn nguyên và cách trị liệu vẫn còn là một điều bí ẩn.
Kể từ khi bác sỹ Dr. Leo Kanner thuộc trường đại học Johns Hopkins viết nghiên cứu lập luận vào năm 1943 rằng tự kỷ là một rối loạn tâm thần, bốn huyền thoại về tự kỷ đã qua đời, và tự kỷ đã bước ra khỏi bóng khuất và trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng vì tỷ lệ của nó bây giờ đã là 1/110 ở Mỹ và là khuyết tật phát triển nghiêm trọng và tăng nhanh nhất ở Mỹ.
1911 - Nhà tâm lý học người Thụy Sỹ Eugen Blueler lần đầu đưa ra thuật ngữ Tự kỷ (Autism). Từ Autism xuất phát từ tiếng Hy lạp "autos" có nghĩa là "tự thân".
1938-9 – Nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ gốc Áo, Bruno Bettelheim làm thực tập sinh trong các trại tập trung của quốc xã, đầu tiên ở Dachau sau đó Buchenwald. Trải nghiệm này đã đóng góp một phần quan trọng trong những thuyết của ông về Tự kỷ.
1943 – Nhà tâm thần học người Áo – Mỹ Leo Kanner đưa ra lập luận tự kỷ - tự kỷ từ nhũ nhi – là một rối loạn tâm thần học ở lứa tuổi nhỏ.
1944 – Bác sỹ nhi người Áo Hans Asperger xuất bản công trình về những triệu chứng của Tự kỷ, bệnh thái nhân cách tự kỷ ở trẻ nhỏ (Autistic Psychopathy in Childhood)
1949 - Leo Kanner tuyên bố thuyết Bà mẹ tủ lạnh/băng giá và Người cha không tâm giao. Trong đó ông nói rằng 'trẻ tự kỷ được sắp gọn gàng trong tủ lạnh sao cho không bị đông thành đá. Việc chúng thu mình có lẽ là một hành động trốn tránh thực trạng này để tìm nguồn an ủi trong cô đơn.' Đây là nguồn gốc phát sinh ra ý tưởng "bà mẹ tủ lạnh và người cha không tâm giao' được coi là tiền đề để hiều về bệnh tự kỷ.
Những năm thập niên 50, nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ gốc Áo Bruno Bettelheim tuyên bố rằng thiếu quan tâm và yêu thương từ cha mẹ khiến trẻ bị tự kỷ. Ông này cho ra nhiều bài báo về tự kỷ. Ông có lượng bạn đọc rộng rãi hơn Kanner, và tập trung vào khía cạnh thiếu tình yêu thương của cha mẹ thì sẽ gây ra bệnh tự kỷ. Ông xuất hiện trên các phương tiện đại chúng và sự kiện văn hóa nhiều hơn Kanner, vì thế đã góp phần quảng bá thuyết "người mẹ tủ lạnh" trong dân Mỹ.
1951 – Nhà phân tích tâm lý người Anh John Bowlby xuất bản cuốn Tình mẫu tử và sức khỏe tâm thần, phát đi một thông điệp là "trẻ có bà mẹ không quan tâm sẽ là những thảm họa về tình cảm"
1960 – Tờ Time trích dẫn lời Kanner mô tả mẹ của những trẻ Tự kỷ như là "vô tình đông lạnh vừa độ để sản sinh ra một đứa trẻ".
1962 – Nhà tâm thần học Lorna Wing người Anh sáng lập ra Hội tự kỷ quốc gia Anh NAS
1964 - Nhà tâm lý học Mỹ Bernard Rimland, đồng thời là cha của một cậu bé tự kỷ, viết trong cuốn Tự kỷ ở lứa tuổi nhũ nhi: Triệu chứng và hệ lụy của một thuyết thần kinh về hành vi rằng, tự kỷ là một rối loạn sinh học. Ông này mô tả những đặc điểm lâm sàng của tự kỷ cụ thể và cũng cung cấp những chứng cứ đầu tiên rằng tự kỷ là một rối loạn sinh học. Tuy nhiên thuyết của ông không được quảng bá rộng rãi như thuyết của Bettelheim, vì thế ông có ảnh hưởng đến công chúng ít hơn trong việc tìm hiểu về tự kỷ so với thuyết người mẹ tủ lạnh.
1965 – Bernard Rimland sáng lập ra Hội tự kỷ Mỹ ASA.
Nhà tâm lý học lâm sàng Ole Ivar Lovaas người Na Uy phát triển phương pháp trị liệu mới Phân tích hành vi ứng dụng (ABA).
1967 – Bernard Rimland sáng lập ra Viện nghiên cứu Tự kỷ ARI ở
Bruno Bettelheim so sánh trẻ tự kỷ và bố mẹ chúng với tù nhân và người canh gục trong các trại tập trung của quốc xã trong thế chiến thứ 2 ở Empty Fortress trong cuốn Tự kỷ ở lứa tuổi nhỏ và bản thân sự ra đời của nó. Trong đó có đoạn 'sự khác nhau giữa lời thề của tù nhân trong trại tập trung và những hoàn cảnh dẫn đến bệnh tự kỷ và tâm thần phân liệt ở trẻ, tất nhiên, là ở chỗ trẻ không bao giờ có cơ hội để phát triển nhân cách của mình. Người mẹ tủ lạnh còn tệ hơn cả cai ngục Đức quốc xã'.
Hạng mục thống kê quốc tế về các loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan ICD của tổ chức Y tế thế giới xếp tự kỷ vào một dạng tâm thần phân liệt.
1969 – Các phụ huynh thành lập Hội tự kỷ Mỹ ASA, các phụ huynh làm người tình nguyện tạo lập một tổ chức nhằm tìm, quảng bá thông tin về Tự kỷ. Các cha mẹ đều cảm thấy mình có lỗi với con. Một bà mẹ, Annabel Stehli, nói, 'Tôi sẵn lòng nhận hết những lời chỉ trích và trách nhiệm đã gây ra bệnh này cho con, nếu làm vậy mà con tôi được khỏi bệnh.'
1973 – Nhà phong tục học và người đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Dược người Hà Lan Nikolaas Tinbergen đề xuất những phương pháp quan sát trẻ Tự kỷ để hướng dẫn các mẹ biết cách làm mẹ. Ông này đã phát biểu trong lễ nhận giải rằng tự kỷ có thể truy nguyên về một yếu tố gì trong từ môi trường sống trong giai đoạn đầu đời của trẻ, thường là hành vi của cha mẹ, đặc biệt là người mẹ. Ông còn nói là không nên trực tiếp chỉ trích người mẹ mà nên dạy họ cách làm mẹ. Họ cũng có thể cần sự trợ giúp như những người mắc chứng tự kỷ.
1977 – Nhà tâm thần học Susan Folstein người Mỹ và nhà tâm thần học người Anh Michael Rutter cho ra một nghiên cứu về các cặp song sinh tự kỷ, chứng minh tự kỷ có nguồn gốc từ gien. Nghiên cứu này đưa ra cách giải thích tự kỷ có căn nguyên gien phức tạp chứ không phải do cha mẹ thiếu quan tâm đến con.
Những năm thập niên 80, phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng
1980 – Bệnh Tự kỷ được chính thức bổ sung vào Cẩm nang định bệnh và thống kê về các rối loạn thần kinh DSM
1981 – Nhà tâm thần học Lorna King đưa ra thuật ngữ Hội chứng Asperger trong cuốn Hội chứng Asperger: A Clinical Account. Ole Ivar Lovaas xuất bản cuốn huấn luyện cha mẹ tên là Dạy trẻ khuyết tật phát triển
1989 – Michael Rutter, Ann LeCouter và Catherine Lord công bố một cách thẩm định những người có nguy cơ bị Tự kỷ, gọi là Phỏng vấn để định bệnh tự kỷ ADI.
1990 – Tự kỷ trở thành một hạng mục riêng biệt trong đạo luật Giáo dục cho cá nhân khuyết tật trong giáo dục đặc biệt
Trung tâm dịch vụ và tiếp cận cộng đồng New Jersey phục vụ cộng đồng Tự kỷ COSAC ra đời.
Doreen Granpeesheh thành lập trung tâm tự kỷ và các rối loạn liên quan CARD
Bruno Bettelheim tự tử.
1992 – Phương pháp trị liệu Floortime (chơi dưới sàn) được giới thiệu trong cuốn Trẻ nhỏ và nhũ nhi: Thực hành đánh giá lâm sàng của Stanley Greenspan và Serena Wieder
1994 – Liên minh quốc gia nghiên cứu về tự kỷ được Karen và Eric London cho thành lập
1995 – Tổ chức Cure Autism Now – Chữa tự kỷ ngay – được thành lập
1997 – Trung tâm nghiên cứu và tài nguyên tự kỷ Tây nam SARRC được thành lập.
Richard Pollack công bố trong cuốn Những gì tạo nên bác sỹ B. - the Creation of Dr. B., tiểu sử của Bruno Bettelheim rằng Thuyết bà mẹ tủ lạnh và người cha không tâm giao là không có đủ căn cứ.
Lời tự bình: Vậy là cái quan niệm sai lầm bệnh TK là do cha mẹ gieo rắc cũng phải mất 48 năm thế giới mới minh oan cho cha mẹ được – mong rằng ở VN mọi người đừng lặp lại việc này
1998 – Bác sỹ phẫu thuật người Canada gốc Anh Andrew Wakefield và một số nhà chuyên môn khác công bố một nghiên cứu gây nhiều tranh cãi trên tạp chí Lancet về các triệu chứng đường ruột ở những trẻ có tiêm vắc xin Quai bị - Ho gà – Rubella (MMR) được chuẩn đoán mắc chứng Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK)
1999 – Tổ chức Unlocking Autism (mở khóa cho tự kỷ) khởi đầu dự án Hãy mở to mắt ra với những bức tranh về trẻ tự kỷ.
Cuối thập niên 90 - nhiều báo cáo cung cấp bằng chứng khu trú căn nguyên của tự kỷ vào một số nhiễm sắc thể được công bố.
2000 – Đạo luật sức khỏe trẻ em được tổng thống
Tổ chức đối thoại về cách chữa TK (TACA) được thành lập ở
Liên minh vì trí óc lành mạnh, hành động phù hợp để ngăn chặn thủy ngân (The coalition for Safe minds, Sensible Action for Ending Mercury – Induced) được thành lập.
Viện sức khỏe quốc gia NIH thuộc bộ Y tế Mỹ (HHS) ước tính rằng cứ 1 trong số 500 trẻ là bị Tự kỷ
2001 - NIH công bố tỷ lệ tự kỷ là 1 trong 250. Tổ chức Nghiên cứu Tự kỷ OAR được thành lập
The Coalition for Safe Minds tiết lộ một số tài liệu của CDC báo cáo số trẻ bị phơi nhiễm vắc xin có chứa Thimerosal (thủy ngân hữu cơ) có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn.
Lần đầu tiên xuất hiện khởi kiện các nhà sản xuất vắcxin có chứa Thimerosal.
Viện Dược IOM trực thuộc Viện Khoa học quốc gia Mỹ không loại bỏ mối liên hệ giữa tự kỷ và Thimerosal.
Đại biểu quốc hội phe Cộng hòa Christopher Smith và phe Dân chủ Mike Doyle đề nghị họp kín những chủ chốt trong quốc hội bàn về tự kỷ về nghiên cứu và giáo dục.
2002 – Chương trình đền bù tổn thất do vắc xin cấp liên bang ở Mỹ nhận được yêu cầu đền bù từ các cha mẹ khởi tố rằng vắcxin gây tự kỷ cho con họ.
Đạo diễn David E. Símpons làm bộ phim Người mẹ tủ lạnh / băng giá.
2003 – Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch Hoa kỳ (CDC) tuyên bố không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa Thimerosal và tự kỷ.
Hiệp hội Tự kỷ quốc gia ra đời
Tổ chức hội nghị thường niên đầu tiên của tổ chức Autism One.
2004 - Viện Dược không ủng hộ những thuyết cho rằng tự kỷ có liên quan đến vắc xin.
Theo thông tin cho biết tổng thống Bush ủng hộ việc loại bỏ Thimerosal khỏi chương trình vắc xin cho trẻ nhỏ.
Nhà báo New York David Kirby xuất bản cuốn Bằng chứng cho tác hại của thủy ngân trong vắc xin và bệnh dịch tự kỷ, một cuộc tranh cãi y học.
Chính phủ Anh cấm việc sản xuất vắc xin cho trẻ em có chứa các thành phần của Thimerosal.
Lời tự bình: Một mặt CDC không chính thức công nhận mối liên hệ của vắc xin với tự kỷ, nhưng một mặt tổng thống lại ủng hộ việc loại bỏ Thimerosal trong vắc xin. Đúng rồi, trẻ con không phải là vật để thí nghiệm hoặc để minh chứng cho những tranh cãi thuyết này thuyết nọ, bravo tổng thống Mỹ.
2005 – Tổ chức vì sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng do nhiễm độc thủy ngân A-CHAMP được thành lập.
Nhà tâm thần học Larry Kaplan thành lập hiệp hội Tự kỷ và Asperger để hỗ trợ và giáo dục.
Chiến dịch quảng cáo của tổ chức Cứu rỗi một thế hệ Generation Rescue về triệu chứng của tự kỷ và nhiễm độc thủy ngân ở trẻ nhỏ xuất hiện trên các tờ báo quốc gia.
Tổ chức các mẹ phản đối thủy ngân Moms against Mercury được thành lập ở
Bang
Tổ chức Unlocking Autism Mở khóa cho tự kỷ gửi thư ngỏ đến tổng thống Bush yêu cầu ra lệnh cấm sử dụng thủy ngân.
Chiến dịch của CDC về việc cần thiết phải chuẩn đoán phát hiện sớm bệnh tự kỷ từ giai đoạn sơ sinh.
2006 – Theo CDC, có khoảng 300,000 trẻ chuẩn đoán là mắc chứng TK ở Mỹ.
Nhà nghiên cứu Michael Waldman thuộc trường đại học Cornell cho ra báo cáo thống kê mối liên hệ đáng kể giữa tỷ lệ tự kỷ và việc xem ti vi lúc quá nhỏ.
Đạo luật chống tự kỷ được Thượng nghị viện và Quốc hội thông qua.
Tổng thống Bush ký Đạo luật chống tự kỷ 2006.
2007 – Các nhà khoa học tìm ra căn nguyên di truyền / gien của RLPTK.
CDC ước tính tỷ lệ tự kỷ là 1 trên 150 trẻ.
Thượng nghị viện lấy tháng Tư hàng năm làm tháng Tự kỷ Quốc gia.
Bắt đầu hàng nghìn những vụ khởi kiện class-action lawsuit (bác nào giỏi tiếng Anh dịch giúp với) về việc thủy ngân gây ra tự kỷ tại Tòa án cấp liên bang Mỹ
2009 - CDC công bố tỷ lệ tự kỷ ở Mỹ là 1 trên 110 trẻ.
2010 - Lancet loại bỏ bài viết của Wakefield đăng 12 năm trước