Mục đích:
Làm dịu và bình ổn lại hệ thần kinh
Thúc đẩy sự hoà hợp cảm xúc
Tạo thói quen “đọc nét mặt của nhau” và “chia sẻ cảm xúc/ tình cảm”
Người lớn sẽ đóng vai trò người vỗ về trẻ khi căng thẳng
1. Sử dụng những hoạt động tương tác thật đơn giản, như là trò chơi ú oà, “mẹ sắp bắt đựoc con rồi”, đu đưa, kẹp bé ở giữa 2 túi đỗ và ấn v.v… là những trò chơi tương tác, lặp đi lặp lại, có nhịp điệu.
2. Ngồi (hoặc đứng) mặt đối mặt, ở ngang tầm mắt trẻ, gần sát nhau. Điều này sẽ giúp bạn dễ điều tiết hoạt động, giữ cho trẻ tập trung, và khuyến khích việc “đọc nét mặt của nhau”
3. Hát các câu có nhịp điệu khi làm các hoạt động có nhịp điệu. Đây là những hoạt động bạn phải sử dụng giọng nói, tiếp xúc cơ thể và sự biểu lộ nét mặt để lôi kéo trẻ tham gia.
4. Sử dụng những điệu bô cường điệu, biểu lộ cảm xúc qua nét mặt một cách sôi nổi, và giọng nói sinh động để thu hút bé, tạo thói quen đọc nét mặt nhau và chia sẻ niềm vui.
5. Mục đích ban đầu của bạn là thiết lập thói quen đọc nét mặt nhau, sao cho bé biết thăm dò cảm xúc của bạn. Bắt đầu thực hiện hoạt động và tạo thói quen đọc nét mặt. Nếu bé nhìn đi chỗ khác (quay mặt đi), hãy từ từ lại và dừng tương tác cho đến khi bé lại nhìn mặt bạn, sau đó tiếp tục lại hoạt động này ngay. Nếu cần thiết bạn có thể nói lắp bắp hoặc cường điệu hoá động tác của mình, làm chậm lại hoặc nhanh lên, nói lên hoặc xuống giọng để hướng ánh mắt của bé trở lại.
6. Bạn có thể tăng cường đáng kể việc chia sẻ cảm xúc bằng cách thu hút sự chú ý của bé vào phần hứng thú của hoạt động. Lưỡng lự, ngừng lại, cường điệu, hoặc kéo dài khoảnh khắc ngay trước giai đoạn cao trào của bài (trước để bé ngã xuống hoặc cù, v.v…). Thí dụ trong trò chơi ú-oà, trước khi biểu lộ bộ mặt hào hứng của bạn, hãy kéo dài từ “ú-uuuuuuu-oà”. Điều này tạo nên hồi hộp chờ đợi và phấn khích cho bé.
7. Hãy giữ nguyên hoạt động đó một thời gian để bé có thể đoán trước diễn biến của trò này và quen với nó. Khi bé đã cảm thấy thoải mái với bài này thì bạn có thể thay đổi đôi chút. Ban đầu, làm đơn giản, sau đó thay đổi từ từ để tạo mới mẻ và hứng thú cho cho bé. Nếu bạn thấy bé có không thoải mái thì hãy quay lại hoạt động như ban đầu.
8. Hãy chọn một vài hoạt động đơn giản để bắt đầu thôi. Thực hiện đơn giản và giữ nguyên vậy cho đến khi trẻ đã quen và đoán trước được hoạt động sẽ ra sao.
9. Cuối cùng bạn sẽ cảm thấy bé bắt đầu tham gia điều chỉnh hoạt động đó. Khi bạn lưỡng lự, bé có thể chủ động tự điều chỉnh hoạt động.
Điều quan trọng là bạn phải dẫn dắt hoạt động, không để bé kiểm soát hoặc điều khiển tương tác. Bạn cần làm cho bé chịu làm theo sự dẫn dắt của bạn và để bạn điều chỉnh tương tác.
Hãy nhớ mục tiêu của bạn là gì. Bạn đang tập trung vào việc tạo thói quen “đọc nét mặt của nhau”, “sẻ chia tình cảm”, và “lôi cuốn trẻ tham gia”.
Điều quan trọng nhất là hãy lôi kéo trẻ tham gia cùng vui vẻ!
1. Trò chơi đu đưa, lắc lư, hoặc nhảy cùng nhau. Đứng hoặc ngồi, cầm bàn tay hoặc cánh tay của bé, đu đưa, lắc lư hoặc cùng nhảy theo một nhịp đơn giản. Ngân nga hoặc Hát.
2. Trò chơi “1,2,3...bốp!” vỗ tay nhẹ nhàng và vỗ nhẹ vào má. Nắm lấy bàn tay bé, vừa vỗ nhẹ vừa đếm “1..2..3” và “bốp!” vỗ bàn tay bé nhẹ vào má bạn. Sau đó làm lại và vỗ vào má của bé.
3. Trò chơi ú-oà, dùng bàn tay hoặc bàn chân của bé. Biểu hiện nét mặt và giọng nói một cách sinh động, hồ hởi.
4. Ép chân. Để trẻ nằm. Quỳ gối trước mặt trẻ và gập gối của trẻ đặt lên hai vai bạn, mặt bạn giữa hai gối trẻ. Đếm đến 3, và bật ngược đầu gối trẻ nhẹ nhàng. Nói “1…2…3 dừng/chần chừ … ẤN!” và ấn đầu gối trẻ về phía ngực trẻ. Để mặt mình gần mặt trẻ trong tầm nhìn của trẻ.
5. Thổi bóng bay. Người lớn thổi bóng bay thật hồ hởi. Để hơi thoát ra thổi nhẹ nhàng vào bàn tay hoặc cổ của bé, làm phát ra tiếng kêu chít chít, hoặc để cho bóng bay quanh phòng. Thay đổi: Để bé ấn tay vào má của bạn khi bạn thổi bóng. Có thể buộc bóng lại và ấn nhẹ bóng qua lại.
6. Thổi bong bóng, mặt đối mặt, để bé sờ, đập và cố bắt bong bóng. Lại gần bé, đợi tới khi bạn nhận thấy bé nhìn sang mặt bạn thăm dò thì thổi tiếp.
7. Trò chơi “lên...lên….ngã xuống!”, để bé nằm, nắm cánh tay bé và từ từ kéo phần thân trên của bé, nói “lên ...lên …”. Chần chừ một chút rồi thả bé ngã ra đầy phấn khích
8. Trò “Mẹ sắp bắt được con rồi, bắt được rồi, bắt được rồi!”... rồi cù, hẩy nhẹ hoặc thơm bé.
9. Trò kéo cưa lừa xẻ. Ngồi đối diện nhau, nắm cánh tay nhau. Từ từ đu đưa ra trước/sau (như chèo thuyền), hoặc kéo nhau (duỗi căng) ra trước và sau.
10. Cùng lao, ngã và nhảy vào đống gối đỗ. Đứng cạnh nhau, đếm đến 3 … dừng lại … rồi cùng ngã. Nằm im một lúc và cù nhau.
11. Đẩy trẻ lùi về phái gối đỗ, đếm 1,2,3 và đẩy trẻ ngã vào đống gối. Ôm và cù nhau khi nằm trên gối.
12. Ép gối bằng gối đỗ hoặc một chiếc gối cỡ to. Để bé nằm xuống, nói “mẹ sẽ bắt được con!”, và đè nhẹ bé bằng gối đỗ. Mặt bạn vào gần mặt bé để sẻ chia cảm xúc.
13. Chơi trò đánh yêu bằng gối. Nét mặt hồ hởi và giọng nói phấn chấn để tạo hồi hộp chờ đợi từ trẻ
14. Ngồi và nhún nhảy trên quả bóng trị liệu: Nắm bàn tay, cùng nhún nhảy hoặc đung đưa. Tạo hưng phấn bằng cách tự bịa ra một đoạn lời ngân nga và ngã nhào !
15. Ném bóng. Cố gắng ném trúng nhau bằng quả bóng mềm.
16. Vỗ tay hoặc gõ trống theo tiếng nhạc. Mặt đối mặt, nắm lấy tay bé và vỗ theo nhịp đơn giản, hát sôi nổi.
17. Trò chơi xích đu. Đặt trẻ lên xích đu. Đứng trước mặt bé, nắm lấy chân bé và đẩy bé qua lại. Khi bé đu lên cao, giữ và dừng để tạo tâm lý hồi hộp đợi chờ cho bé, sau đó thả bé đu rơi về. Khi bé đang đu, bắt lấy chân bé mỗi khi bé đu lại phía bạn. Giả vờ bạn bị bé đá phải khi đu về phía bạn
18. Trò chơi “Tôi cưỡi ngựa kiểu cao bồi này!”. Đặt bé ngồi trên đầu gối của bạn, đối diện bạn. Nắm lấy cánh tay bé và nhẹ nhàng để bé nhún lên xuống trên đầu gối. Đầu tiên nói “Đây là quý bà cưỡi ngựa”, sau đó “quý ông cưỡi ngựa”, rồi “cao bồi cưỡi ngựa”, và mỗi lần như vậy bạn để bé nhún mạnh dần lên.
19. Trò chơi “Làm bánh mỳ kẹp nhân thịt”. Bé sẽ là nhân thịt. Cho bé nằm trên một chiếc gối lớn hoặc trên ghế đệm. Giả vờ bé là nhân thịt, quét mù tạt, nước sốt, các lớp phủ lên v.v... lên bé bằng động tác cù nhột. Bước tiếp theo là đặt một chiếc gối lên trên bé và giả vờ ăn bé – trò này chỉ có trẻ con nước ngoài mới hiểu.
20. Lăn tròn úp trên bóng: đặt trẻ nằm úp trên một quả bóng to. Giữ hai tay trẻ, lăn trẻ ra trước và sau như là bạn đang chèo thuyền. Dừng lại rồi làm nhanh hơn kèm lời bài hát vui vẻ và cuối cùng lăn bé ngã vào vòng tay bạn.
21. Nhún nhảy và ngã khỏi quả bóng. Quỳ gối trước mặt trẻ. Giữ trẻ và cho trẻ nhún nhảy trên bóng theo nhịp bài hát Humpty Dumpty rồi đẩy trẻ ngã. Dừng hoạt động và ngân nga “sắp sử …..a a a a …” và đẩy bé ngã nhào vào gối đỗ rồi nói tiếp “ngã này”.
22. Lăn bóng trên trẻ: Đặt trẻ nằm xuống, lăn bóng trị liệu trên trẻ và hát xuyên tạc bài Mary had a little lamb, thành “nào ta cùng lăn lăn cái bánh, lăn lăn lăn, lăn cái bánh..”….dừng lại/ do dự … “lăn đi thôi, lăn lăn bánh” và cho bóng nhún trên người trẻ.
23. Trò chơi xích đu. Giữ hai chân trẻ và đu đưa trong khi hát hoặc ngân nga một đoạn lời. Sau vài lần đu đưa, đẩy trẻ lên cao rồi giữ … dừng lại (chia sẻ nét mặt biểu cảm hưng phấn) và sau đó thả cho trẻ rơi trở lại.
24. Làm món nem cuốn xúc xích: Đặt trẻ ở một mép của cái chăn. Giả vờ làm cái nem xúc xích. Cho mù tạt, nước sốt, v.v… sau đó quấn chăn chặt xung quanh trẻ … rồi giả vờ ăn trẻ.
25. Đặt trẻ ngồi trên tựa lưng của ghế đi văng kê sát tường. Hát theo bài “Humpty Dumpty” “sắp ….sửa…dừng/chần chừ..ngã đau này” rồi kéo trẻ ngã từ trên thành ghế xuống mặt ghế.
26. Phổ theo bài hát “Bánh xe buýt”. Để trẻ ngồi trong lòng bạn, cầm tay trẻ và hát lần lượt “xe buýt có bánh xe quay tít tít tịt”, rồi “cần lau trên xe buýt kêu chít chít chịt” rồi “mọi người trên xe buýt hết xuống lại lên” .
27. Dùng tay vẽ lên mặt nhau, ngồi đối diện và vẽ mặt cho nhau bằng tay.
28. Để trẻ ngồi trước mặt bạn. Cho trẻ chải đầu và làm tóc cho bạn bằng dây ruy băng, dụng cụ cuộn tóc, … Bạn làm mặt vui vẻ và nói với giọng điệu phấn chấn.
29. Ngồi bên cạnh nhau ở trước một cái gương. Lần lựơt đưa tay đồ theo hình mặt người kia trong gương.
30. Ngồi đối diện nhau, và cho nhau ăn kem chung một bát. Thể hiện nét mặt sinh động và giọng nói phấn chấn để chia sẻ cảm xúc/tình cảm.
Đây chỉ là những bước ban đầu! Hãy sử dụng sự sáng tạo của bạn. Bất cứ một trò chơi đơn giản mang tính tương tác đều có thể cải biên để lồng thói quen đọc nét mặt nhau, thăm dò thái độ, và chia sẻ cảm xúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét