Vygotsky
http://fds.oup.com/www.oup.com/pdf/elt/catalogue/0-19-442160-0-a.pdf
http://www.muskingum.edu/~psych/psycweb/history/vygotsky.htm
LEV SEMYONOVICH VYGOTSKY VÀ LÝ THUYẾT VĂN HÓA XÃ HỘI
Lev Semyonovich Vygotsky sinh tại phía Tây nước Nga (Belorussia) năm 1896. Ông tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Tổng hợp Moscow. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đi dạy ở một số cơ sở đào tạo khác nhau. Dự án nghiên cứu lớn đầu tiên của Vygotsky là vào năm 1925 về tâm lý học nghệ thuật. Một vài năm sau ông theo đuổi lĩnh vực này như một nhà tâm lý học và làm việc chung với Alexander Luria và Alexei Leontiev. Họ cùng nhau khởi đầu trường phái Vygotsky về tâm lý học. Vygotsky không được đào tạo chính qui về tâm lý học, nhưng tâm lý học đã mê hoặc và lôi cuốn ông. Vygotsky chết năm 1934 vì bệnh lao phổi. Ngay cả sau khi chết, các tư tưởng của Vygotsky vẫn không được nhà nước thừa nhận, tuy nhiên nó vẫn tồn tại và phát triển sinh động bởi các học trò của ông.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, các công trình của Vygotsky được phát hiện. Ông đã viết một số bài báo và một số sách về lý thuyết và tâm lý học của ông, trong đó có cuốn “Tư duy và ngôn ngữ” (1934). Nghiên cứu của Vygotsky về việc trẻ em giải quyết những vấn đề chúng gặp phải vượt lên trên mức độ phát triển của chúng như thế nào đã đưa ông đến chỗ sáng tạo ra lý thuyết về “Vùng Phát triển Gần” (the Zone of Proximal Development). Đó là lý do giải thích tại sao lý thuyết tâm lý học phát triển của Vygotsky đã có ảnh hưởng sâu sắc ở Nga.
4 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LÀM NỀN TẢNG CHO LÝ THUYẾT CỦA VYGOTSKY
Trẻ em tự xây dựng nền kiến thức của mình
Sự phát triển không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội cụ thể
Học tập đem lại sự phát triển
Ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển trí tuệ
Lí thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky: Vygotsky được biết đến như một nhà tâm lý giáo dục với lý thuyết văn hóa xã hội. Lý thuyết này cho rằng, sự tương tác xã hội làm cho tư duy và hành vi của trẻ từng bước từng bước thay đổi một cách liên tục trong bối cảnh văn hóa(Woolfolk, 1998). Về cơ bản, lý thuyết của Vygotsky cho rằng, sư phát triển phụ thuộc vào tương tác giữa người với người và bằng các công cụ là những gì mà văn hóa cung cấp để giúp sự hình thành một quan niệm riêng về thế giới. Có ba con đường mà qua đó văn hóa được truyền từ người này đến người khác. Thứ nhất là học tập bằng cách bắt chước, khi mà một người cố gắng bắt chước hoặc sau chép lại suy nghĩ, hành vi của người khác (ví dụ như khi người ta cố gắng lặp lại cách lập luận, hành vi, cử điệu .v.v. của một thần tượng). Thứ hai là học nhờ sự dạy dỗ, hướng dẫn, cách học này liên quan đến việc ghi nhớ những hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên và sau đó ngươi học dùng những hướng dẫn này mà tự điều chỉnh bản thân. Cuối cùng là học tập hợp tác, cách học này liên quan đến việc một nhóm người cố gắng hiểu nhau và làm việc chung với nhau để học một kỹ năng cụ thể (Tomasello, 1993).
Ở lý thuyết của Vygotsky kết hợp cả môi trường xã hội và vấn đề nhận thức.. Trẻ em học được cách tư duy và hình thành các hành vi làm nên một con người có văn hóa thông quan tương tác với những người có hiểu biết cao hơn. Vygotsky tin rằng tương tác xã hội sẽ đưa tới sự thay đổi thường xuyên trong nhận thức và hành vi của trẻ. Những nhận thức và hành vi này rất khác biệt nhau giữa các nền văn hóa, các nền văn minh khác nhau (Berk, 1994).
Lý thuyết văn hóa xã hội bao gồm một số thành phần giúp cho việc thực hiện nó. Biểu đồ ở phía trên (trong khung) chỉ ra các nguyên tắc cốt lõi trong lý thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky về sự phát triển. Về ngôn ngữ cá nhân chẳng hạn, có thể quan sát điều này khi đứa trẻ tự nói với mình về kế hoạch hoặc để tự hướng dẫn hành vi của chính nó (thường thấy điều này ở trẻ trước tuổi đến trường). Khi đứa trẻ phải thực hiện một nhiệm vụ (công việc) khó khăn mà chúng chưa biết phải làm thế nào, chúng thường sử dụng ngôn ngữ cá nhân trong khi đang làm việc (vừa làm vừa nói lẩm bẩm về từng bước công việc). Trong trường hợp này, ngôn ngữ nói giúp cho trẻ hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vygotsky tin rằng, ngôn ngữ nói thay đổi theo lứa tuổi và ngày càng nhỏ đi về âm lượng để trở thành lời nói thầm trong đầu (tư duy).
Thành phần thứ hai trong lý thuyết văn hóa xã hội là vùng phát triển gần “the zone of proximal development” (ZPD). Vygotsky cho rằng các khoa sư phạm tạo nên quá trình học và các quá trình này đưa tới sự phát triển và sự phát triển này là kết quả tất yếu trong “vùng phát triển gần”. Khái niệm này bắt nguồn ở chỗ với sự giúp đỡ của người khác, đứa trẻ có thể hoàn thành được một nhiệm vụ mà trước đó chính nó không thể tự hoàn thành được. Vygotsky mô tả ZPD là sự khác biệt giữa mức độ phát triển thực tế (xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề một mình) và mức độ phát triển có thể đạt được (xác định qua khả năng giải quyết vấn đề khi có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn hoặc cộng tác với người có kiến thức nhiều hơn). Kết quả của quá trình này là đứa trẻ trở nên xã hội hóa nhiều hơn trong ảnh hưởng văn hóa và điều này đem lại sự phát triển về nhận thức (Moll, 1994).
Để ZPD thành công, nó cần có hai đặc trưng. Đặc trưng thứ nhất liên quan đến các đặc điểm của bản thân trẻ, còn được gọi là đặc trưng mang tính chủ thể. Thuật ngữ này mô tả quá trình hai cá nhân bắt đầu nhiệm vụ với những hiểu biết khác nhau, nhưng cuối cùng đạt đến mức có thể chia sẻ hiểu biết với nhau. Đặc trưng thứ hai là sự hỗ trợ mang tính xã hội, điều có ý nói đến sự thay đổi của hỗ trợ xã hội đối với các khóa học. Nếu sự hỗ trợ xã hội thành công thì mức độ thông thạo của trẻ về khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sẽ tăng lên. Sự phù hợp giữa hai đặc trưng này là điều rất quan trọng khi muốn áp dụng ZPD thành công.
ZPD có liên hệ với việc đánh giá, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề học tập và hành vi của trẻ. Trong cuốn sách, Scaffolding Children's Learning, Berk và Winsler bàn về những điều không thỏa mãn ở lý thuyết của Vygotsky đối với việc kiểm tra thành tích và khả năng của trẻ khi đo lường khả năng học tâp của trẻ. Hai đứa trẻ có thể khác nhau về chất trong vùng phát triển gần, một đứa có thể tự mình làm rất tốt công việc, trong khi đứa kia có thẻ cần đến một vài sự trợ giúp nào đó. Do đó, ZPD chủ yếu được dùng để xác đinh sự sẵn sàng ở trẻ đối với nội dung dạy học nào đó hay không mà thôi.
So sánh Vygotsky và Piaget: Ý tưởng và lý thuyết của Vygotsky thường được đem so sánh với Jean Piaget, đặc biệt là về lý thuyết phát triển nhận thức của ông. Về sự phát triển nhận thức, hai nhà khoa học này có sự giải thích trái ngược nhau về một số điểm.. Trái ngược với quan niệm vùng phát triển gần của Vygotsky, Piaget cho rằng, nguồn gốc quan trọng nhất của sự nhận thức là ở chính đứa trẻ. Tuy nhiên, Vygotsky lại cho rằng, môi trường xã hội có thể giúp phát triển nhận thức của trẻ. Môi trường xã hội là một yếu tố quan trọng giúp cho đứa trẻ thích ứng về mặt văn hóa với tình trạng mới khi cần. Cả Vygotsky và Piaget đều có chung một mục tiêu là tìm ra sự phát triển trí tuệ ở trẻ
Piaget chỉ ra rằng, trẻ em hoạt động một cách độc lập trong thế giới vật chất để khám phá các mà nó quan tâm. Vygotsky, ở khía cạnh khác, đã viết trong cuốn Tư duy và Ngôn ngữ (Thought and Language) rằng hoạt động trí tuệ của người là kết quả của học tập mang tính xã hội. Khi đứa trẻ đã thực hiện thành thạo một nhiệm vụ nào đó, nó sẽ quan tâm đến việc đối thoại về nhiệm vụ đó với người khác, chính điều này đã đưa Vygotsky đến chỗ tin rằng, thành quả về ngôn ngữ chính là thời điểm quan trọng nhất trong cuộc sống của trẻ.
Tóm lại, lý thuyết của Piaget nhấn mạnh đến sự thay đổi trong nhận thức phổ quát, đang khi đó lý thuyết của Vygotsky đưa ta đến hy vọng về sự phát triển ở mức cao hơn, tùy thuộc vào vốn văn hóa của trẻ và môi trường. Lý thuyết của Piaget nhấn mạnh đến con đường tự nhiên của nhận thức, trong khi đó, lý thuyết của Vygotsky quan tâm đến sự phát triển theo con đường văn hóa.
(Sưu tầm)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét