Người tự kỷ và khả năng đọc suy nghĩ
Sự vô tâm của người tự kỷ để lại hệ quả sâu rộng cho quá trình phát triển cá nhân nhiều hơn những gì các nghiên cứu đã chỉ ra. Những khó khăn này sẽ còn theo họ đến khi họ trưởng thành, sau đây là một số ví dụ:
i. Thiếu nhạy cảm đối với những cảm xúc của người khác
Federick, là một cậu bé 12 tuổi mắc chứng bệnh tự kỷ. Bố mẹ cậu rất lo lắng không biết làm thế nào để cậu có thể hòa nhập với các bạn khác khi vào trường cấp hai. Họ thật sự kinh ngạc khi biết ngay trong tuần học đầu tiên, con trai họ đã lại gần giáo viên chủ nhiệm trong giờ tập trung cả trường và nhận xét sao thầy có nhiều mụn thế.
ii. Không biết cân nhắc xem người ta đã biết những gì rồi
Jeffrey, một thanh niên tự kỉ chức năng cao, nắm giữ một trọng trách trong một công ty máy tính, lại không thể hiểu rằng những gì anh ta đã trải nghiệm có thể người khác chưa biết. Anh ta không thể hiểu được rằng trải nghiệm của mình khác của người khác, nên anh ấy cứ nhắc đến các sự việc đó mà không cho người khác thông tin về bối cảnh xảy ra, để đồng nghiệp và bạn bè anh ấy có thể hiểu được ngữ cảnh của nó khi tranh luận với anh ấy.
iii. Thiếu khả năng thương thuyết với bạn thông qua việc đọc và phản hồi ý định của bạn
Samantha, một bé gái 10 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, đang học tại một trường thường, đã được cha mẹ chỉ bảo rất cẩn thận cách giới thiệu tên tuổi và địa chỉ của mình. Tin rằng đó là tất cả những gì mình cần để kết bạn, cô bé tiến đến nhóm bạn, trịnh trọng đọc tên và địa chỉ của mình, sau đó đánh bạn đứng gần nhất vì mãi không thấy ai nói lời mời cô bé nhập hội.
iv. Thiếu khả năng nhận ra mức độ quan tâm của đối phương
Robert, một cậu bé 12 tuổi, đang học tại một trường thường, luôn khiến bạn bè và thầy cô phát bực vì những màn độc thoại tẻ nhạt về dung tích xy lanh của xe Renault, cấu trúc của cầu Severn, và chứng bạch tạng. Cậu có thể nói tràng giang về các chủ đề mà cậu yêu thích mà không hề để ý đến người khác có quan tâm những điều mình nói hay không
v. Thiếu khả năng luận ra chủ ý của người nói
Trong giờ học mỹ thuật, David, 14 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, được thầy yêu cầu "sơn em bé ở gần con". Cậu làm đúng như lời của thầy, khiến bạn học rất bực.
Leo, một chàng trai trẻ làm việc trong văn phòng, cũng gặp rất nhiều khó khăn vì anh ta toàn hiểu lời nói theo từng câu từng chữ. Giả dụ có ai khiêu khích nói rằng "Cậu làm lại đi....!" thì cậu sẽ lọc cọc đi làm đúng như vậy, ngược hẳn ý của người nói.
vi. Thiếu khả năng dự đoán người khác có thể nghĩ gì về một hành động
Joseph, khi còn ở độ tuổi teen, thường thết đãi người lạ bằng việc kể những chuyện rất cá nhân về mình, không nhận ra rằng nói chuyện với người khác về các chức năng cơ thể của một người, hoặc những tình cảm riêng tư trong cuộc sống gia đình là không phù hợp. Cậu cũng thường tự nhiên cởi quần cởi áo chỗ đông người khi trời nóng, mà không hề biêt ngượng.
Mặc dù khi lớn lên, nhiều khó khăn cũng đã được cải thiện, cậu lại gặp rất nhiều khó khăn khác khi bắt đầu làm việc tại một công ty máy tính. Cậu không hề để tâm đến không gian riêng của mỗi người, thậm chí thường lởn vởn gần bàn làm việc của nhân viên nữ, hoặc dựa người vào họ khi đi thang máy hay xếp hàng. Sau một vài tuần, cậu bị sa thải vì tội quấy rối tình dục.
vii. Thiếu khả năng nhìn ra những nhầm lẫn
Michale, một thanh niên tự kỷ, vừa bị sa thải sau khi có xích mích với nhân viên giữ hành lí. Anh ta không hề cảm thấy hối hận sau khi đã dùng ô để đánh cô này “vì cô ta đã đưa nhầm vé cho tôi”. Vốn là người quen tỉ mỉ chi tiết, anh ta không thể hiểu được và thông cảm cho những nhầm lẫn của người khác. Mãi anh ta vẫn không thể hiểu được tại sao anh ta lại bị đuổi vì anh ta tin rằng đáng lí ra người bị đuổi việc phải là cô nhân viên giữ hành lí.
viii. Không biết lừa phỉnh người khác cũng như không có ý niệm gì về lừa phỉnh
John, 25 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, làm trong một cửa hàng nữ trang. Vì anh ta nổi tiếng là người trung thực, nên được giao giữ chìa khóa két. Tuy nhiên, vì không có ý niệm gì về dối trá, anh đã bị một người bảo vệ ca đêm lợi dụng. Khi được yêu cầu đưa chìa khóa, John liền đưa ngay và khi tên bảo vệ tẩu tán cùng với những thứ trong két, John bị buộc tội tòng phạm. Mặc dù cuối cùng người ta bỏ cái án cho John khi hiểu ra vấn đề nhưng John không còn được tin dùng vào những vị trí cần lòng tin như vậy nữa.
ix. Thiếu khả năng hiểu nguyên do ẩn sau hành động của người khác
David, 20 tuổi bị chứng bệnh tự kỷ, có trí thông minh bình thường, khả năng giao tiếp xã hội rất tệ, nhưng vẫn được tuyển dụng do có chú giới thiệu. Biết những hạn chế của David, người chú này chủ động xin cho David làm việc ở một vị trí không cần phải tiếp xúc nhiều người. Thay vì cảm ơn người chú tốt bụng, David lại rất giận dữ vì nghĩ rằng chú mình không muốn cho mình được làm ở vị trí quản lí công ty. Anh ta bỏ việc chỉ mấy ngày sau đó, và vô cùng tức giận người đã rất cố gắng giúp đỡ anh ta.
x. Thiếu khả năng hiểu “những luật bất thành văn” hoặc quy ước ngầm
Jan, 25 tuổi, đã dành hàng tháng tham gia các lớp học huấn luyện kỹ năng xã hội và các kĩ năng khác để cải thiện kỹ năng đối thoại và xã hội khác. Anh ta gặp khó khăn trong việc phản hồi nhận xét tức thì, và nhóm trưởng đã phải nỗ lực hết mình để giúp anh phát triển những mẹo giao tiếp: tìm chủ để các bên cùng quan tâm, hoặc cảm thán vẻ bề ngoài của người khác. Sau buổi đầu tiên học nhảy, Jan thực sự rất tự hào vì đã bắt chuyện được với một cô gái suốt cả buổi tối. Thế cậu đã nói gì với cô ấy? Tớ nói rằng cô ấy rất đẹp và tớ rất thích bộ váy màu đỏ cô ấy đang mặc vì nó cùng tông với màu lợi của cô ấy.
Ví dụ về những tai nạn trong việc đọc hiểu tâm ý của người khác đã nêu trên có thể dẫn đến không biết bao vấn đề, nhưng cũng đủ để ta thấy người tự kỷ thường không hiểu hành động và lời nói của người khác. Những khó khăn này có thể khiến họ bị xã hội từ chối, cô lập, hiểu lầm, và thậm chí lợi dụng.
Người bình thường và khả năng đọc hiểu suy nghĩ - Theory of Mind
Dịch từ cuốn Teaching children with Autism to mind-read
“Thuyết tâm ý” được định nghĩa như là khả năng suy đoán trạng thái tâm lí tình cảm của người khác (suy nghĩ, niềm tin, mong muốn và dự định của họ, v.v…), và khả năng sử dụng thông tin này để lý giải những điều họ nói, hành vi ứng xử của họ, và dự đoán được những điều họ sẽ làm tiếp theo. Khi trẻ bắt đầu nói, thường là chúng sẽ nói về những hành động chỉ trạng thái tinh thần. Từ khoảng 18 đến 30 tháng tuổi, những đứa trẻ phát triển bình thường đã nhắc đến các trạng thái tinh thần: cảm xúc, nguyện vọng, niềm tin, suy nghĩ, ước mơ, năng lực. Đến khoảng 3 – 4 tuổi, như một số nghiên cứu thí nghiệm đã chỉ ra, khả năng suy đoán tâm ý người khác của trẻ đã rất phát triển rồi. Xuất hiện một số nghiên cứu tranh cãi rằng khả năng suy đoán này gọi là “thuyết” thì có phù hợp không. Chúng tôi không bàn luận đến vấn đề này, mà sẽ dùng từ trung tính hơn là khả năng đọc tâm ý của đối phương.
Dennett đề xuất cách trắc nghiệm khả năng đọc tâm ý đối phương bằng cách đưa ra các tình huống tồn tại những “niềm tin không trùng với thực tế”. Trắc nghiệm:
Sally có một chiếc giỏ
Anne có một chiếc hộp
Sally có một hòn bi và bỏ hòn bi vào trong chiếc giỏ
Sally ra ngoài đi dạo
Anna lấy hòn bi ra khỏi chiếc giỏ và bỏ vào trong chiếc hộp
Bây giờ Sally quay lại. Cô bé muốn chơi với hòn bi của mình.
Cô bé sẽ tìm hòn bi của mình ở đâu?
Như các bạn thấy, trắc nghiệm này đòi hỏi bạn phải nhận định được là vì khi hòn bi bị cất đi chỗ khác, Sally không có ở đó, Sally không nhìn thấy điều đó và vì thế Sally sẽ không biết nó đã bị đổi chỗ, và vì thế hẳn là cô bé vẫn đinh ninh là nó vẫn ở chỗ cũ. Và khi ta hỏi: “Sally sẽ tìm hòn bi của mình ở đâu?” (thực tế là câu hỏi về suy nghĩ của Sally) thì đa số trẻ tầm 4 tuổi sẽ trả lời đúng.
Khả năng hiểu về "niềm tin không trùng với thực tế" là rất phức tạp, bởi vì một đứa trẻ sẽ phải hiểu Sally đinh ninh điều gì để dự đoán những hành động tiếp theo của Sally. Tuy nhiên, từ độ tuổi rất nhỏ, trẻ thường đã ý thức được là mọi người đều nắm giữ những thông tin nhất định trong đầu, nghĩa là họ nằm giữ thông tin ở các mức khác nhau. Một cách trắc nghiệm khả năng này ở trẻ nhỏ là bài kiểm tra khả năng đặt mình vào góc nhìn trực quan của người khác. Có hai mức độ: Mức độ 1 là khả năng suy luận đối phương có thể nhìn thấy những gì, thường xuất hiện ở trẻ tầm hai tuổi. Nghĩa là trẻ hai tuổi đã có thể bầy một vật cho người khác xem hoặc cất đi không cho xem nữa, khi ta yêu cầu. Mức độ 2 là biết suy luận vật đó sẽ trông như thế nào từ góc nhìn của đối phương. Khả năng này cần nhiều thời gian để trau dồi phát triển hơn. Thực tế là phải đến độ 3 - 4 tuổi, trẻ thường mới có thể làm được bài kiểm tra này. Ví dụ, nếu người kiểm tra và trẻ ngồi ở hai góc nhìn khác nhau, trẻ 3 tuổi sẽ không thể chỉ ra đúng người kia sẽ nhìn thấy con rùa trông như thể nào: cạnh phải lộn lên trên hay hình sẽ lộn ngược hẳn chiều so với trẻ.
Một hệ quả từ quá trình trau dồi khả năng đọc suy nghĩ của người khác là trẻ có thể hiểu nguyên lý “nhận biết xuất phát từ những gì nhìn thấy”. Ví dụ, trẻ 3 tuổi có thể dễ dàng chỉ ra ai trong số hai người: một đã nhìn vào hộp đựng đồ, còn một chỉ sờ vào hộp, là người biết trong hộp có gì. Khả năng này chứng tỏ rằng, từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã nhận thức được về tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin để thu nạp kiến thức.
Có quá nhiều điều có thể nói về cách trắc nghiệm khả năng trẻ hiểu mỗi người nắm bắt thông tin ở mức độ khác nhau. Còn ước muốn và cảm xúc thì sao? Ước muốn thường được coi là một yếu tố nữa của trạng thái tinh thần bên cạnh niềm tin, giúp ta hiểu được hành vi của người khác. Hiểu được ước muốn và niềm tin, người ta có thể lý giải được tất cả các hành vi ứng xử của người đó. Ví dụ, khi xem một bộ phim, để lý giải tại sao diễn viên chính lại đi nhón chân vào căn hộ trống không của mình, chúng ta có thể lý giải nhân vật đó tin rằng có ai đó ở trong căn hộ và anh ta muốn đột nhập vào căn hộ mà không bị ai phát hiện. Có một số nghiên cứu nói rằng, trẻ thường nhận biết về ước muốn trước rồi mới đến niềm tin – thực tế, trẻ hai tuổi là đã nhận thức rõ ràng về ước muốn rồi. Ta có thể lý giải khủng hoảng tuổi lên 2 là do trẻ dần dà nhận thức ra sự khác biệt giữa ước muốn của mình và của bố mẹ.
Về khả năng hiểu các trạng thái cảm xúc, ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể phân biệt được nét mặt thể hiện vui, buồn, giận giữ, lo sợ. Đến khoảng 3 tuổi, trẻ em có thể dự đoán được tình huống nào sẽ dẫn đến cảm xúc gì, và khoảng 4 tuổi, chúng có thể suy đoán cảm xúc của mọi người từ ước muốn và niềm tin của họ. Ví dụ, nếu John đang mong một quyển sách mới, nhưng anh ta cho rằng trong hòm đồ không có quyển sách mới thì anh ta sẽ cảm thấy buồn.
Một trạng thái tinh thần quan trọng nữa đã và đang được nghiên cứu sâu đó là khả năng giả vờ. Đứa trẻ bắt đầu chơi các trò chơi giả vờ từ 10 – 18 tháng tuổi. Những thử nghiệm đối với trẻ thường đã biết nói cho thấy một khi chúng biết trả lời các câu hỏi, là chúng đã biết phân biệt giả vờ khác với thực tế. Chúng có thể lấy quả chuối để giả vờ chơi trò gọi điện thoại, mà không hề lẫn lộn chức năng sử dụng của hai vật này. Rõ ràng đây là một thành tựu không đơn giản.
Phát biểu của Tổng thư ký LHQ về ngày Nhận thức về Tự kỷ thế giới
Tự kỷ là một khuyết tật phức tạp, thể hiện ra dưới nhiều thể
Nó có thể gây căng thẳng cho chính người mắc chứng này và người chăm sóc họ
Nó cũng là căn bệnh còn chưa được mọi người hiểu nhiều
Nhưng càng tìm hiểu thì chúng ta càng thấy rõ là tất cả người tự kỷ ở các độ tuổi đều có thể có một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa trong xã hội
Để đạt được điều này, họ cần sự hiểu biết và hỗ trợ nhiều hơn.
Người khuyết tật luôn phải chịu hai gánh nặng
Họ phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống do tình trạng khuyết tật của mình
Đồng thời họ còn phải đối mặt với những thái độ tiêu cực từ xã hội mà không được hỗ trợ thích đáng và thậm chí bị phân biệt đối xử không giấu giếm
Hiệp định của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật được ký vào tháng 5 năm 2008 là một công cụ hiệu hữu để giải quyết sự bất công bằng này.
Nhân ngày tự kỷ thế giới, tôi kêu gọi chính phủ tất cả các quốc gia hãy khẳng định quyết tâm biến nhân quyền thành một hiện thực với những người mắc chứng tự kỷ.
Chúng ta hãy cùng hỗ trợ những nghiên cứu và sát cánh cùng làm việc
Vì một xã hội chăm lo hòa nhập cho tất cả mọi người
Skilcraft - niềm tự hào của những người mù và khuyết tật ở Mỹ
Ngày đầu đi làm ở đây, mình đã rất ấn tượng là tất cả đồ văn phòng phẩm và vật dụng trong văn phòng đều mang thương hiệu Skilcraft. Buổi họp đầu tiên, xin một cuốn sổ ghi chép Skilcraft, mới kịp để ý bìa có ghi chữ "created with the pride by Americans who are blind" - được làm ra với niềm tự hào của những người mù ở Mỹ.
Đã hơn 8 năm dùng sản phẩm của họ hàng ngày, phải công nhận sản phẩm này tuy không phải là thứ gì thượng hạng, nhưng hơn hẳn đồ hàng xén ở ta, và hoàn toàn xứng đáng là niềm tự hào của những con người kém may mắn nhưng rất mong mỏi đóng góp chút gì cho xã hội. Nó còn là niềm tự hào của một chế độ ưu việt của Mỹ. Và những người sử dụng nó hàng ngày như mình cũng rất tự hào vì đã mở lòng ghi nhận nỗ lực đáng khâm phục của họ.
Mọi người cùng ngắm một số sản phẩm do những con người đáng khâm phục này làm ra:
---------------------------------------
SKILCRAFT là thương hiệu của Ngành công nghiệp quốc gia của người mù, một tổ chức được hình thành theo đạo luật Wagner-O'Day Act năm 1938 để tạo công ăn việc làm cho những người mù ở Mỹ. Các sản phẩm mang thương hiệu SKILCRAFT thường được các cơ quản chính phủ Mỹ dùng, trong đó có cả Bưu điện Mỹ UPS. Chúng cũng hay được bán ở các cửa hàng trong các căn cứ quân sự Mỹ.
Đã hơn 8 năm dùng sản phẩm của họ hàng ngày, phải công nhận sản phẩm này tuy không phải là thứ gì thượng hạng, nhưng hơn hẳn đồ hàng xén ở ta, và hoàn toàn xứng đáng là niềm tự hào của những con người kém may mắn nhưng rất mong mỏi đóng góp chút gì cho xã hội. Nó còn là niềm tự hào của một chế độ ưu việt của Mỹ. Và những người sử dụng nó hàng ngày như mình cũng rất tự hào vì đã mở lòng ghi nhận nỗ lực đáng khâm phục của họ.
Mọi người cùng ngắm một số sản phẩm do những con người đáng khâm phục này làm ra:
---------------------------------------
SKILCRAFT là thương hiệu của Ngành công nghiệp quốc gia của người mù, một tổ chức được hình thành theo đạo luật Wagner-O'Day Act năm 1938 để tạo công ăn việc làm cho những người mù ở Mỹ. Các sản phẩm mang thương hiệu SKILCRAFT thường được các cơ quản chính phủ Mỹ dùng, trong đó có cả Bưu điện Mỹ UPS. Chúng cũng hay được bán ở các cửa hàng trong các căn cứ quân sự Mỹ.
Dấu hiệu tự kỷ từ 4 tháng tuổi
Thiếu hụt những thứ sau:
- Nụ cười xã hội: là cười để đòi người khác phản hồi lại mình
- Giao tiếp mắt
- Bắt chước người chăm sóc mình
Ví dụ về giao tiếp mắt và nụ cười xã hội
Ví dụ về bắt chước
Câu chuyện chưa có hồi kết
Nhân dịp tháng 4 - tháng Nhận thức về Tự kỷ trên toàn thế giới.
Bản dịch tổng hợp từ 3 nguồn sau
Tự kỷ theo dòng lịch sử,
Tự kỷ theo dòng lịch sử 1
Tự kỷ theo dòng lịch sử 2
Hơn nửa thập kỷ đã trôi qua kể từ khi tự kỷ lần đầu có tên, nhưng những tranh cãi về căn nguyên và cách trị liệu vẫn còn là một điều bí ẩn.
Kể từ khi bác sỹ Dr. Leo Kanner thuộc trường đại học Johns Hopkins viết nghiên cứu lập luận vào năm 1943 rằng tự kỷ là một rối loạn tâm thần, bốn huyền thoại về tự kỷ đã qua đời, và tự kỷ đã bước ra khỏi bóng khuất và trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng vì tỷ lệ của nó bây giờ đã là 1/110 ở Mỹ và là khuyết tật phát triển nghiêm trọng và tăng nhanh nhất ở Mỹ.
1911 - Nhà tâm lý học người Thụy Sỹ Eugen Blueler lần đầu đưa ra thuật ngữ Tự kỷ (Autism). Từ Autism xuất phát từ tiếng Hy lạp "autos" có nghĩa là "tự thân".
1938-9 – Nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ gốc Áo, Bruno Bettelheim làm thực tập sinh trong các trại tập trung của quốc xã, đầu tiên ở Dachau sau đó Buchenwald. Trải nghiệm này đã đóng góp một phần quan trọng trong những thuyết của ông về Tự kỷ.
1943 – Nhà tâm thần học người Áo – Mỹ Leo Kanner đưa ra lập luận tự kỷ - tự kỷ từ nhũ nhi – là một rối loạn tâm thần học ở lứa tuổi nhỏ.
1944 – Bác sỹ nhi người Áo Hans Asperger xuất bản công trình về những triệu chứng của Tự kỷ, bệnh thái nhân cách tự kỷ ở trẻ nhỏ (Autistic Psychopathy in Childhood)
1949 - Leo Kanner tuyên bố thuyết Bà mẹ tủ lạnh/băng giá và Người cha không tâm giao. Trong đó ông nói rằng 'trẻ tự kỷ được sắp gọn gàng trong tủ lạnh sao cho không bị đông thành đá. Việc chúng thu mình có lẽ là một hành động trốn tránh thực trạng này để tìm nguồn an ủi trong cô đơn.' Đây là nguồn gốc phát sinh ra ý tưởng "bà mẹ tủ lạnh và người cha không tâm giao' được coi là tiền đề để hiều về bệnh tự kỷ.
Những năm thập niên 50, nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ gốc Áo Bruno Bettelheim tuyên bố rằng thiếu quan tâm và yêu thương từ cha mẹ khiến trẻ bị tự kỷ. Ông này cho ra nhiều bài báo về tự kỷ. Ông có lượng bạn đọc rộng rãi hơn Kanner, và tập trung vào khía cạnh thiếu tình yêu thương của cha mẹ thì sẽ gây ra bệnh tự kỷ. Ông xuất hiện trên các phương tiện đại chúng và sự kiện văn hóa nhiều hơn Kanner, vì thế đã góp phần quảng bá thuyết "người mẹ tủ lạnh" trong dân Mỹ.
1951 – Nhà phân tích tâm lý người Anh John Bowlby xuất bản cuốn Tình mẫu tử và sức khỏe tâm thần, phát đi một thông điệp là "trẻ có bà mẹ không quan tâm sẽ là những thảm họa về tình cảm"
1960 – Tờ Time trích dẫn lời Kanner mô tả mẹ của những trẻ Tự kỷ như là "vô tình đông lạnh vừa độ để sản sinh ra một đứa trẻ".
1962 – Nhà tâm thần học Lorna Wing người Anh sáng lập ra Hội tự kỷ quốc gia Anh NAS
1964 - Nhà tâm lý học Mỹ Bernard Rimland, đồng thời là cha của một cậu bé tự kỷ, viết trong cuốn Tự kỷ ở lứa tuổi nhũ nhi: Triệu chứng và hệ lụy của một thuyết thần kinh về hành vi rằng, tự kỷ là một rối loạn sinh học. Ông này mô tả những đặc điểm lâm sàng của tự kỷ cụ thể và cũng cung cấp những chứng cứ đầu tiên rằng tự kỷ là một rối loạn sinh học. Tuy nhiên thuyết của ông không được quảng bá rộng rãi như thuyết của Bettelheim, vì thế ông có ảnh hưởng đến công chúng ít hơn trong việc tìm hiểu về tự kỷ so với thuyết người mẹ tủ lạnh.
1965 – Bernard Rimland sáng lập ra Hội tự kỷ Mỹ ASA.
Nhà tâm lý học lâm sàng Ole Ivar Lovaas người Na Uy phát triển phương pháp trị liệu mới Phân tích hành vi ứng dụng (ABA).
1967 – Bernard Rimland sáng lập ra Viện nghiên cứu Tự kỷ ARI ở
Bruno Bettelheim so sánh trẻ tự kỷ và bố mẹ chúng với tù nhân và người canh gục trong các trại tập trung của quốc xã trong thế chiến thứ 2 ở Empty Fortress trong cuốn Tự kỷ ở lứa tuổi nhỏ và bản thân sự ra đời của nó. Trong đó có đoạn 'sự khác nhau giữa lời thề của tù nhân trong trại tập trung và những hoàn cảnh dẫn đến bệnh tự kỷ và tâm thần phân liệt ở trẻ, tất nhiên, là ở chỗ trẻ không bao giờ có cơ hội để phát triển nhân cách của mình. Người mẹ tủ lạnh còn tệ hơn cả cai ngục Đức quốc xã'.
Hạng mục thống kê quốc tế về các loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan ICD của tổ chức Y tế thế giới xếp tự kỷ vào một dạng tâm thần phân liệt.
1969 – Các phụ huynh thành lập Hội tự kỷ Mỹ ASA, các phụ huynh làm người tình nguyện tạo lập một tổ chức nhằm tìm, quảng bá thông tin về Tự kỷ. Các cha mẹ đều cảm thấy mình có lỗi với con. Một bà mẹ, Annabel Stehli, nói, 'Tôi sẵn lòng nhận hết những lời chỉ trích và trách nhiệm đã gây ra bệnh này cho con, nếu làm vậy mà con tôi được khỏi bệnh.'
1973 – Nhà phong tục học và người đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Dược người Hà Lan Nikolaas Tinbergen đề xuất những phương pháp quan sát trẻ Tự kỷ để hướng dẫn các mẹ biết cách làm mẹ. Ông này đã phát biểu trong lễ nhận giải rằng tự kỷ có thể truy nguyên về một yếu tố gì trong từ môi trường sống trong giai đoạn đầu đời của trẻ, thường là hành vi của cha mẹ, đặc biệt là người mẹ. Ông còn nói là không nên trực tiếp chỉ trích người mẹ mà nên dạy họ cách làm mẹ. Họ cũng có thể cần sự trợ giúp như những người mắc chứng tự kỷ.
1977 – Nhà tâm thần học Susan Folstein người Mỹ và nhà tâm thần học người Anh Michael Rutter cho ra một nghiên cứu về các cặp song sinh tự kỷ, chứng minh tự kỷ có nguồn gốc từ gien. Nghiên cứu này đưa ra cách giải thích tự kỷ có căn nguyên gien phức tạp chứ không phải do cha mẹ thiếu quan tâm đến con.
Những năm thập niên 80, phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng
1980 – Bệnh Tự kỷ được chính thức bổ sung vào Cẩm nang định bệnh và thống kê về các rối loạn thần kinh DSM
1981 – Nhà tâm thần học Lorna King đưa ra thuật ngữ Hội chứng Asperger trong cuốn Hội chứng Asperger: A Clinical Account. Ole Ivar Lovaas xuất bản cuốn huấn luyện cha mẹ tên là Dạy trẻ khuyết tật phát triển
1989 – Michael Rutter, Ann LeCouter và Catherine Lord công bố một cách thẩm định những người có nguy cơ bị Tự kỷ, gọi là Phỏng vấn để định bệnh tự kỷ ADI.
1990 – Tự kỷ trở thành một hạng mục riêng biệt trong đạo luật Giáo dục cho cá nhân khuyết tật trong giáo dục đặc biệt
Trung tâm dịch vụ và tiếp cận cộng đồng New Jersey phục vụ cộng đồng Tự kỷ COSAC ra đời.
Doreen Granpeesheh thành lập trung tâm tự kỷ và các rối loạn liên quan CARD
Bruno Bettelheim tự tử.
1992 – Phương pháp trị liệu Floortime (chơi dưới sàn) được giới thiệu trong cuốn Trẻ nhỏ và nhũ nhi: Thực hành đánh giá lâm sàng của Stanley Greenspan và Serena Wieder
1994 – Liên minh quốc gia nghiên cứu về tự kỷ được Karen và Eric London cho thành lập
1995 – Tổ chức Cure Autism Now – Chữa tự kỷ ngay – được thành lập
1997 – Trung tâm nghiên cứu và tài nguyên tự kỷ Tây nam SARRC được thành lập.
Richard Pollack công bố trong cuốn Những gì tạo nên bác sỹ B. - the Creation of Dr. B., tiểu sử của Bruno Bettelheim rằng Thuyết bà mẹ tủ lạnh và người cha không tâm giao là không có đủ căn cứ.
Lời tự bình: Vậy là cái quan niệm sai lầm bệnh TK là do cha mẹ gieo rắc cũng phải mất 48 năm thế giới mới minh oan cho cha mẹ được – mong rằng ở VN mọi người đừng lặp lại việc này
1998 – Bác sỹ phẫu thuật người Canada gốc Anh Andrew Wakefield và một số nhà chuyên môn khác công bố một nghiên cứu gây nhiều tranh cãi trên tạp chí Lancet về các triệu chứng đường ruột ở những trẻ có tiêm vắc xin Quai bị - Ho gà – Rubella (MMR) được chuẩn đoán mắc chứng Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK)
1999 – Tổ chức Unlocking Autism (mở khóa cho tự kỷ) khởi đầu dự án Hãy mở to mắt ra với những bức tranh về trẻ tự kỷ.
Cuối thập niên 90 - nhiều báo cáo cung cấp bằng chứng khu trú căn nguyên của tự kỷ vào một số nhiễm sắc thể được công bố.
2000 – Đạo luật sức khỏe trẻ em được tổng thống
Tổ chức đối thoại về cách chữa TK (TACA) được thành lập ở
Liên minh vì trí óc lành mạnh, hành động phù hợp để ngăn chặn thủy ngân (The coalition for Safe minds, Sensible Action for Ending Mercury – Induced) được thành lập.
Viện sức khỏe quốc gia NIH thuộc bộ Y tế Mỹ (HHS) ước tính rằng cứ 1 trong số 500 trẻ là bị Tự kỷ
2001 - NIH công bố tỷ lệ tự kỷ là 1 trong 250. Tổ chức Nghiên cứu Tự kỷ OAR được thành lập
The Coalition for Safe Minds tiết lộ một số tài liệu của CDC báo cáo số trẻ bị phơi nhiễm vắc xin có chứa Thimerosal (thủy ngân hữu cơ) có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn.
Lần đầu tiên xuất hiện khởi kiện các nhà sản xuất vắcxin có chứa Thimerosal.
Viện Dược IOM trực thuộc Viện Khoa học quốc gia Mỹ không loại bỏ mối liên hệ giữa tự kỷ và Thimerosal.
Đại biểu quốc hội phe Cộng hòa Christopher Smith và phe Dân chủ Mike Doyle đề nghị họp kín những chủ chốt trong quốc hội bàn về tự kỷ về nghiên cứu và giáo dục.
2002 – Chương trình đền bù tổn thất do vắc xin cấp liên bang ở Mỹ nhận được yêu cầu đền bù từ các cha mẹ khởi tố rằng vắcxin gây tự kỷ cho con họ.
Đạo diễn David E. Símpons làm bộ phim Người mẹ tủ lạnh / băng giá.
2003 – Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch Hoa kỳ (CDC) tuyên bố không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa Thimerosal và tự kỷ.
Hiệp hội Tự kỷ quốc gia ra đời
Tổ chức hội nghị thường niên đầu tiên của tổ chức Autism One.
2004 - Viện Dược không ủng hộ những thuyết cho rằng tự kỷ có liên quan đến vắc xin.
Theo thông tin cho biết tổng thống Bush ủng hộ việc loại bỏ Thimerosal khỏi chương trình vắc xin cho trẻ nhỏ.
Nhà báo New York David Kirby xuất bản cuốn Bằng chứng cho tác hại của thủy ngân trong vắc xin và bệnh dịch tự kỷ, một cuộc tranh cãi y học.
Chính phủ Anh cấm việc sản xuất vắc xin cho trẻ em có chứa các thành phần của Thimerosal.
Lời tự bình: Một mặt CDC không chính thức công nhận mối liên hệ của vắc xin với tự kỷ, nhưng một mặt tổng thống lại ủng hộ việc loại bỏ Thimerosal trong vắc xin. Đúng rồi, trẻ con không phải là vật để thí nghiệm hoặc để minh chứng cho những tranh cãi thuyết này thuyết nọ, bravo tổng thống Mỹ.
2005 – Tổ chức vì sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng do nhiễm độc thủy ngân A-CHAMP được thành lập.
Nhà tâm thần học Larry Kaplan thành lập hiệp hội Tự kỷ và Asperger để hỗ trợ và giáo dục.
Chiến dịch quảng cáo của tổ chức Cứu rỗi một thế hệ Generation Rescue về triệu chứng của tự kỷ và nhiễm độc thủy ngân ở trẻ nhỏ xuất hiện trên các tờ báo quốc gia.
Tổ chức các mẹ phản đối thủy ngân Moms against Mercury được thành lập ở
Bang
Tổ chức Unlocking Autism Mở khóa cho tự kỷ gửi thư ngỏ đến tổng thống Bush yêu cầu ra lệnh cấm sử dụng thủy ngân.
Chiến dịch của CDC về việc cần thiết phải chuẩn đoán phát hiện sớm bệnh tự kỷ từ giai đoạn sơ sinh.
2006 – Theo CDC, có khoảng 300,000 trẻ chuẩn đoán là mắc chứng TK ở Mỹ.
Nhà nghiên cứu Michael Waldman thuộc trường đại học Cornell cho ra báo cáo thống kê mối liên hệ đáng kể giữa tỷ lệ tự kỷ và việc xem ti vi lúc quá nhỏ.
Đạo luật chống tự kỷ được Thượng nghị viện và Quốc hội thông qua.
Tổng thống Bush ký Đạo luật chống tự kỷ 2006.
2007 – Các nhà khoa học tìm ra căn nguyên di truyền / gien của RLPTK.
CDC ước tính tỷ lệ tự kỷ là 1 trên 150 trẻ.
Thượng nghị viện lấy tháng Tư hàng năm làm tháng Tự kỷ Quốc gia.
Bắt đầu hàng nghìn những vụ khởi kiện class-action lawsuit (bác nào giỏi tiếng Anh dịch giúp với) về việc thủy ngân gây ra tự kỷ tại Tòa án cấp liên bang Mỹ
2009 - CDC công bố tỷ lệ tự kỷ ở Mỹ là 1 trên 110 trẻ.
2010 - Lancet loại bỏ bài viết của Wakefield đăng 12 năm trước
The Explosive Child - Những đứa trẻ dễ bùng nổ
Là những trẻ có hành vi tệ mặc dù cha mẹ đã áp dụng các hình thức motivation, limit setting, ...
Nguyên nhân là do trẻ thiếu hẳn kỹ năng: linh hoạt, chấp nhận những gì khó chịu, và giải quyết vấn đề.
Một số kỹ năng trẻ này thường thiếu:
-
-
-
Cách giải quyết: 3 bước
Bước 1: Đồng cảm
Mục đích là thu thập thông tin từ trẻ để hiểu rõ hơn những khúc mắc hoặc cách nhìn của trẻ với một vấn đề.
Nên nói với thái độ trung lập, ví dụ "Mẹ để ý thấy là....(những gì quan sát thấy - không phải cảm nhận chủ quan). Sao thế?"
Ở chương sau sẽ nói làm thế nào để trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém vẫn trình bày được ở bước này
Bước 2: Tìm ra vấn đề
"Mẹ e là....." - Vấn đề là..."
Bước 3: Mời con cùng tìm ra hướng giải quyết
"Hãy cùng nghĩ xem mình sẽ giải quyết vấn đề này thế nào nhé"
Đọc sách 7 loại trí thông minh
E book Bảy loại trí thông minh
Quan tâm nhất là phần trí thông minh tương tác cá nhân. Vẫn là tầm quan trọng của việc diễn dịch giao tiếp không lời, khả năng thấu hiểu tâm ý của người khác, biết gây ảnh hưởng đến người khác và đáp ứng linh hoạt. Cái này nằm trọn trong các mục tiêu của RDI rồi, có phần thấu hiểu tâm ý của người khác thì không được nhấn mạnh lắm thôi.
Có cái sơ đồ giao tiếp xã hội rất hay, có 4 vòng tròn giao tiếp là người thân, người quen gần gũi, người có quan hệ xã hội (sếp, đồng nghiệp, họ hàng....), và những người khác. Mấy VIP TK này là chỉ phân biệt được mập mờ 4 cái vòng tròn này thôi, và không biết điều chỉnh hành vi theo mức độ quan hệ xã hội: ai cũng ôm, ai cũng kể lể chuyện trong nhà ra ngoài đường tất.....
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)