Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

300 trò chơi gây hứng thú giao tiếp cho trẻ tự kỷ



Những chiến lược khuyến khích trẻ giao tiếp hàng ngày
Để các vật ngoài tầm với của trẻ: để trẻ phải yêu cầu người khác lấy hộ
Cho các vật vào trong hộp/lọ: để trẻ phải yêu cầu người khác mở nắp hộp hộ.
Các đồ chơi trẻ thích nhưng cần người lớn chỉ cho các chơi: thổi bong bóng xà phòng, hộp nhạc, v.v…
Đưa thiếu vật cần thiết: ví dụ đưa đủ bộ quần áo nhưng thiếu một chiếc tất để trẻ phải yêu cầu lấy thêm tất.
Không đưa trọn bộ đồ chơi cho trẻ, để trẻ phải yêu cầu phần còn thiếu
Cho trẻ thứ trẻ không thích, để trẻ biết bày tỏ sự phản đối và nêu yêu cầu của mình
Làm gì đó khác thường lệ hoặc bất ngờ: ví dụ tắm và rủ thêm em/anh vào cùng
Giấu đi thứ trẻ hay tìm lấy, để trẻ sẽ phải hỏi bạn tìm giúp
Lặng thinh, để trẻ phải tự nói ra nhu cầu của mình: ví dụ, khi ở trong bếp, bạn đứng chắn cái tủ lạnh, trong đó có thứ trẻ muốn lấy để ăn.
Cho trẻ thứ gì đó khác lệ thường: cho trẻ một bộ đồ đi ngủ khác bộ thường ngày
Làm nhầm có chủ ý:
Tận dụng các cơ hội khi có sự cố xảy ra: ví dụ nếu trẻ ngã chảy máu, có thể hỏi trẻ muốn băng y tế màu gì.
Cho trẻ cơ hội lựa chọn: con muốn uống nước cam hay sữa?

Câu hỏi giúp bạn hiểu nên làm cách nào để làm trẻ hứng thú giao tiếp:
Con tôi thích làm gì?
Hoạt động nào gần với những gì con tôi thích?
Có hoạt động nào khác tôi muốn thử chơi với con không?
Vào lúc nào trong ngày, con tôi sẽ muốn chơi và giao tiếp với tôi nhất? Khi nào con tỉnh táo và vui vẻ nhất? Khi nào tôi có thể tập trung chơi với con nhất?
Làm thế nào để góc chơi dễ chịu với con?  Con thích những cảm giác nào? Làm thế nào để tránh những gì có thể làm con mất tập trung?
Hoạt động trước đã diễn ra như thế nào? Con tôi phản ứng ra sao? Cái gì hiệu quả? Cái gì lần sau cần thay đổi? Làm thế nào để trò đó dễ/khó hơn?
Ai có thể giúp tôi áp dụng những hoạt động đó? Tôi có cần giáo viên của con, trị liệu ngôn ngữ và tâm vận động giúp đỡ không?
Lần sau tôi sẽ thử… chơi ngắn hơn? ở nơi khác? Hoạt động khác? Rủ cả người khác trong gia đình tham gia cùng? Chơi lại giống thế?
Tìm và lượm lặt những đồ để chơi với con:
Trong nhà, nhờ người thân quan sát phản ứng của con với đồ chơi, thử phản ứng của con với đồ chơi ở cửa hàng trước khi mua, mua trên mạng..
Một số trang hữu ích

Các hoạt động liên quan đến thức ăn:
Có thể gây hứng thú với những bé thích ăn.  Có nhiều cơ hội để giao tiếp khi chuẩn bị đồ ăn, dạy trẻ kỹ năng xã hội như biết chia sẻ và bình luận về những thứ chúng thích và tìm hiểu xem người thân quen của mình thích ăn gì, làm cho họ và chia sẻ đồ ăn với họ, dạy trẻ biết ăn đúng phép tắc giờ ăn.  Nên ăn luôn trước mặt trẻ những gì ta đã nấu để trẻ hiểu kết quả công việc của mình.  Mục đích là để trẻ thích việc nấu nướng là trải nghiệm rất vui, để lần sau trẻ lại muốn làm nữa.
Bánh mỳ:
Hình dạng: cắt bánh thành các hình dang khác nhau để trẻ yêu cầu được cắt thành hình trẻ thích.
Làm mặt người trên bánh: có thể lấy nước sốt, bơ, pho mát, cà rốt, dưa chuột, cà chua, quả bơ, bơ làm từ lạc, mứt, mật ong… làm mắt, mũi, mồm, tóc…
Cầu vồng: chọn màu làm cầu vồng
Làm bánh kẹp nhân:
Chơi rút lát bánh trong chồng bánh mà không làm đổ chồng bánh
Viết chữ lên bánh
Nắm bánh mỳ thành bóng tròn
To/nhỏ
Chơi với thức ăn và dụng cụ nhà bếp:
§  Dùng khoai tây hoặc trái cam làm mặt người. Dùng những miếng trái cây có màu sắc khác để làm mắt, mũi, miệng, tai… Cho trẻ nhắm mắt lại, lấy đi một bộ phận trên khuôn mặt trái cây, đố trẻ tìm ra bộ phận đang khuyết thiếu.  
§   
§  Phun hoa, vẽ hình trang trí bánh sinh nhật. Dùng kem có trộn màu thực phẩm vẽ những hình mặt người vui nhộn trên bánh mỳ hoặc bánh gạo.
§   
§  Đưa cho trẻ thìa quá nhỏ hoặc muôi quá to để ăn.
§   
§  Đưa cho trẻ đũa để ăn súp, hoặc dĩa để ăn sữa chua.
§   
§  Cho trẻ một phần thức ăn thật ít hoặc thật nhiều đến mức gây cười.
§   
§  Cắt củ quả thành nhiều hình ngộ nghĩnh, nấu, luộc, nướng, hấp cho trẻ ăn và cùng trẻ gọi tên hình dáng miếng củ quả mà trẻ ăn.
§   
§  Dùng dụng cụ ép tỏi, cho bơ hay bột dẻo hoặc chuối vào, ép thành những sợi dài làm sâu, vừa chơi, vừa ăn, vừa hát bài bắt sâu…
§   
§  Cho con cùng nổ bỏng ngô trong nồi, mở nồi khi bỏng ngô nổ lép bép, tạo hứng thú cho trẻ, vừa quan sát, vừa mô tả.
§   
§  Bỏ những thứ đồ chơi nhỏ xíu như những viên bi, những khối xếp hình nhỏ nhiều màu sắc, hoặc những con thú nhỏ xíu vào khay đá, đổ nước vào.
§  Ngày hôm sau, lấy đá ra, thả vào nước ấm để cùng trẻ quan sát quá trình đá tan chảy, cho trẻ học về cách biết chờ đợi và sự thay đổi.
§   
§  Lấy bột mỳ, trộn với muối, rải lên một cái mâm hoặc khay lớn, cùng trẻ di tay để vẽ những hình thù ngộ nghĩnh. Vẩy nước vào khay để trẻ cảm nhận sự thay đổi của bột mỳ. Dùng màu thực phẩm vẽ lên bột mỳ…
§   
§  Buộc táo vào dây, cho nhiều trẻ cùng chơi ăn táo mà không cầm tay vào táo…
§   
§  Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, đeo những chiếc găng tay lớn và cứng để ăn những thức ăn nhỏ như bỏng ngô.
§   
§  Thái trái cây thành những miếng nhỏ, cho trẻ xâu chúng vào những que tre rồi cùng nhau ăn như ăn kem.
Các trò chơi xã hội:
Trẻ TK thường khó khăn trong việc giao lưu với người lớn và trẻ em nên chúng ta rất cần tạo ra nhiều cơ họi để dạy trẻ biết cách giao tiếp với người khác và khi giao lưu trẻ sẽ thấy có nhiều niềm vui.
Chỉ cần chịu khó suy nghĩ và lên kế hoạch một chút thôi là bạn sẽ có thể giới thiệu dần dần với trẻ ngày càng nhiều người trong trò chơi của trẻ, và trước khi bạn kịp nhận ra điều đó thì trẻ đã phát triển thêm nhiều kỹ năng xã hội mới cũng như tự tìm thấy niềm vui cho mình.  Để tạo hứng thú cho trẻ giao lưu, hãy bắt đầu với đồ hoặc trò chơi mà trẻ đã thích và tự tin chơi tốt (nhớ không nên bắt đầu bằng trò gì trẻ bị quá ám ảnh vì cách này thường khiến trẻ rất miễn cưỡng phải chia sẻ thứ đồ đó).
Bạn cũng có thể phải tập những kỹ năng mà trẻ cần có trước khi chơi với mọi người.  Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ biết chơi trò Chuyển hộp quà, bạn có thể cho trẻ tập chơi ngồi thành vòng tròn với gấu bông và bạn trước, rồi tập chơi chuyển hộp quà đó cho đến khi hết nhạc (ví dụ bạn có thể chuyển giúp hộp quà đó thay gấu bông).  Sau đó khi bạn cảm thấy trẻ đã thạo rồi thì bạn có thể cho trẻ chơi với một trẻ khác (có thể là một trẻ lớn hơn hoặc anh chị em ruột).  Bạn cần giảng giải cho trẻ chơi cùng là có thể phải đợi trẻ TK lâu hơn và có thể phải giúp đỡ trẻ chuyển hộp quà.
Thông qua các trò chơi xã hội, bạn có thể giúp trẻ học được nhiều kỹ năng sẽ đi theo trẻ suốt cả cuộc đời như chia sẻ, xây dựng tình bạn, giải quyết vấn đề, chờ đợi, và đợi đến lượt, v.v…
Các đồ chơi phát nhạc
Nhiều trẻ TK thích âm nhạc và các nhạc cụ cũng như đồ chơi phát nhạc.  Các đồ chơi này có ưu điểm là nó có tính năng nhân quả (hành động đánh nhạc làm phát ra tiếng nhạc), vì thế trẻ có thể tham gia một cách chủ động và còn có thể thưởng thức nhạc.  Đồ chơi nhạc cụ rất tốt cho việc dạy kỹ năng xã hội, chơi đợi lượt và bắt chước theo nhịp điệu và hành động (có thể chỉ đơn giản là lắc chiếc maraca hoặc đánh trống).
Nhạc cụ
Nhạc cụ là cách rất tuyệt để tạo cơ hội giao tiếp.  Bằng cách thu thập các nhạc cụ hoặc những đồ gia dụng có thể giả làm nhạc cụ vào một cái hộp, bạn có thể nhờ trẻ lấy đồ nhạc cụ bằng cách chỉ vào chúng, nói tên hoặc làm tiếng mà nhạc cụ đó phát ra hoặc tả hình dạng của chúng.  Hoặc chơi một đoạn nhạc và bảo trẻ hát lại giai điệu đó.  Hoặc chơi nhạc cụ bằng nhiều cách khác nhau như đánh trống bằng chân hoặc khuỷu tay.
Bật lại một đoạn nhạc trẻ đã chơi
Sẽ rất thú nếu đã bật lại một đoạn nhạc trẻ đã chơi được ghi vào máy ghi âm, điện thoại hay máy tính…Hoặc bạn có thể hát một bài hát rồi ghi âm lại, hoặc bạn có thể đọc chuyện và cho trẻ làm âm thanh phụ họa (tiếng chim kêu, tiếng nước chảy…) rồi ghi lại cho trẻ nghe.
Dùng micro
Dùng micro thật hoặc đồ chơi để khuyến khích trẻ nói, hát, hoặc tạo ra những âm thanh nhộn.  Bạn có thể hát một phần của bài hát rồi đưa micro cho trẻ hát tiếp hoặc bạn đọc truyện còn trẻ phát ra tiếng minh họa (tiếng lợn kêu, chim hót, bài hát Ở trang trại của McDonald) hoặc cho trẻ nói lại một phần trẻ rất quen thuộc (ví dụ Chúng tôi là … chiến sỹ, Hugo và.. các bạn, …)
Tự tạo ra nhạc cụ
Có thể chỉ là cho đậu vào hộp và lắc, hoặc buộc nắp chai kim loại vào cái que và lắc.  Lấy hộp nhựa hoặc sứ làm trống để đánh.  Có thể làm chũm chõe bằng cái nắp vung, nói chung là bất cứ thứ gì phát ra âm thanh cũng có thể biến thành nhạc cụ.  Nhớ cho các nhạc cụ này vào một cái hộp do bạn kiểm soát nếu không trẻ sẽ nghịch những đồ này suốt ngày.
Các chương trình âm nhạc trên TV
Có thể làm theo các chương trình này cùng với trẻ, cho trẻ tập và giảng giải cho trẻ hiểu.

(còn nữa) 

1 nhận xét:

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails