Trích RDI Program and Education
Có nhiều cách nhắc trẻ: gián tiếp, trực tiếp, bằng lời, không dùng lời. Chúng ta thường dùng cách nhắc trực tiếp cụ thể, để trẻ nhanh chóng theo kịp các bạn trong lớp, và làm xong kịp các việc. Mỗi khi chúng ta nhắc trực tiếp, chúng ta đã loại bỏ cơ hội cho trẻ tư duy trực giác. Vì chúng ta đã nói hết cho trẻ biết phải làm gì. Điều này rồi sẽ lấy đi cơ hội trẻ phát triển kỹ năng chủ động nghe, tư duy, và giải quyết vấn đề mà chúng cần để thành công trong cuộc sống.
Vậy phải làm thế nào để ta chuyển từ lối nhắc này sang lối nhắc làm trẻ không bị phụ thuộc vào lời nhắc, khiến trẻ tự nghe và tư duy nhiều hơn mà vẫn làm xong mọi việc? Chúng ta nên chú tâm đến việc tạo ra cơ hội để trẻ tư duy xem mình nên làm gì, và rồi thực hiện. Tuy nhiên phần lớn trẻ cần ta làm việc này theo một cách nào đó để vừa khuyến khích trẻ, vừa hỗ trợ cho trẻ. Không thể tuyệt đối không nhắc trẻ khi trẻ làm chưa được, và không cho trẻ bất cứ trợ giúp nào hy vọng trẻ sẽ tự tìm ra giải pháp. Chúng ta cần xem xét mức độ nhắc và trợ giúp cho trẻ để trẻ sẽ chủ động và độc lập hơn. Cách hiệu quả nhất mà tôi thấy là ban đầu giảm mức độ nhắc trực tiếp để trẻ có câu trả lời, và sau đó giảm số lượng nhắc nói chung. Tôi đã lập ra một trình tự nhắc để minh họa cách hình thức nhắc và đây là trình tự nhắc từ ít đến nhiều để tạo tối đa cơ hội cho học sinh tự tư duy và hành động.
Ngược với lối nhắc truyền thống là đi từ trợ giúp nhiều đến giảm ít dần, chúng ta sẽ đi từ mức độ trực tiếp và cụ thể ít nhất đến nhiều hơn tùy tình huống yêu cầu, cho đến khi học sinh có thể phản hồi..
Trình tự nhắc trẻ:
1. Bình luận bằng lời về một tình huống
“Hình như con có vướng mắc gì”
“Chà, mọi người đang xếp hàng ra cửa rồi”
“Cô thấy các bạn đều đã làm xong bài cả rồi”
2. Nhắc gián tiếp bằng lời để trẻ nghĩ ra những giải pháp/hành động
“Cô muốn biết là nếu không có bút thì con sẽ làm thế nào” (nói ra những vấn đề phát sinh)
“Cô cá là con sắp sửa xếp hàng đi ăn trưa”
“Hình như con cần thêm thời gian để làm xong bài”
3. Nói ra giải pháp của bạn
“Nếu cô không có bút cô sẽ hỏi mượn bạn”
“Nếu cô thấy mọi người xếp hàng, cô cũng sẽ đứng vào hàng”
“Nếu cô chưa làm xong bài, cô sẽ xin cô Smith thêm giờ”
4. Cho trẻ hai phương án để lựa chọn
“Con sẽ mượn bút của bạn hay con sẽ lấy cái ở bàn cô?”
“Con sẽ xếp hàng cùng cả lớp hay con sẽ đi sau mọi người?”
“Con sẽ làm nốt bài này tại lớp hay là về nhà?”
5. Nhắc trực tiếp không dùng lời (nhờ dành sự tập trung của trẻ bằng cách tiến lại gần và ở ngang tầm mắt của trẻ)
Chỉ tay vào bút chì trên bàn
Chỉ vào các bạn đang đứng xếp hàng
Đặt tờ giấy vào tay trẻ và chỉ lên thầy giáo
6. Nhắc trực tiếp bằng lời kèm với các kênh phi ngôn ngữ khác
“Lấy bút chì đi” + chỉ vào cái bút chì
“Xếp vào hàng đi” + chỉ vào hàng
“Đi hỏi cô Smith xem mấy giờ thì phải nộp bài đi” + chỉ ra cô giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét