Kỹ thuật dạy RDI cho giáo viên ở lớp
Đây là những kỹ thuật dạy do một phụ huynh muốn đem những kỹ thuật và mục tiêu của phương pháp can thiệp phát triển khả năng quan hệ xã hội (RDI) đang tiến hành ở nhà vào nhà trường.
Gửi các thầy các cô giáo của con:
Cảm ơn các thầy cô đã cho phép tôi được đưa ra những gợi ý để giúp con trai tôi đạt được những mục tiêu phát triển khả năng giao tiếp bổ sung thêm cho những gì chúng tôi đang làm ở nhà.
1. Hãy dùng ngôn ngữ bày tỏ với con càng nhiều càng tốt. Mục tiêu là để tạo động lực cho con muốn kết nối với và hòa nhập với thầy cô và bạn bè. Ngôn ngữ sai khiến, vốn không nuôi dựỡng hào hứng tham gia cho con, chỉ nên được sử dụng 20% thôi.
2. Nếu cần nhắc cháu bằng lời, đừng dùng lối nhắc trực tiếp, mà hãy nhắc gián tiếp. Như vậy sẽ giúp cháu biết suy luận thông tin mình cần. Ví dụ, đừng nói "********, hãy dọn đồ chơi của con đi”, hãy nói “Ôi, chỗ nào trong phòng cũng gọn gàng sạch sẽ, trừ chỗ này là bừa bộn!”. Nếu cháu bị tụt lại trong hàng, đừng nói , “********, con cần đi nhanh hơn” mà hãy nói là “Ôi thôi, mọi người đều ở ngoài cả rồi!” hoặc “*******, cô đi nhanh hơn con này!”
3. Để giúp con biết thăm dò tìm kiếm thông tin, hãy dùng những cơ hội tự nhiên khi có thể; ví dụ:
a. Nếu con quên cất balô vào hốc tủ, chỉ cần nói, “ôi này,” và đợi cháu quay sang bạn hỏi “gì hả cô?” và sau đó dùng ánh mắt hoặc nghiêng đầu để con tập trung đến cái balô bị bỏ lại trên sàn nhà. Khi con nhặt nó lên, con sẽ nhìn bạn xem thế được chưa, khi đó cô hãy gật đầu và cười (maybe in a high five).
b. Nếu con hỏi bạn câu hỏi có/không, hãy gật đầu rồi nói một câu bày tỏ nếu cô muốn. Nếu con xin phép làm điều gì mà cô đồng ý, đôi khi cô có thể lắc đầu ban đầu, sau đó, ngừng tý chút, rồi mới gật đầu.
c. Hãy tận dụng cơ hội để con phải thăm dò thái độ của cô khi cần phải lựa chọn. Nếu con cần bút chì, hãy cho con 2 cái bút, mỗi tay 1 bút, và dùng ánh mặt hoăc gật lắc đầu để tỏ cho con biết con được lấy bút nào. Ở nhà, chúng tôi thường trả lời có hoặc không bằng cách gật hoặc lắc đầu, ví dụ, tôi sẽ nhìn sang bút chì bên trái, lắc đầu và nhướng mày rồi nhìn sang bút bên trái, lắc đầu và nhướn mày, rồi nhìn sang bên trái lần nữa và gật đầu, rồi để con lấy bút đó, nói "Cô cho con bút bên tay trái!” v.v... Cần đa dạng hóa những lần gật và lắc. Cô có thể làm việc này bằng cách chỉ nhìn sang cái bút cô đồng ý cho con lấy thôi; và chỉ khi con đã với lấy bút đo, đã nhìn sang cô thăm dò, cô hãy gật đầu. Cái này khó hơn vì con sẽ phải để ý ánh mắt chứ không phải đầu cô nữa.
4. Đừng phản hồi một câu hỏi hay bình luận của con nếu con chưa nhìn cô và chưa ở tư thế giao tiếp với cô.
5. Nếu cô đưa cho con thứ gì hoặc con đưa cho cô thứ gì, cần nhớ là con phải có giao tiếp mắt với cô lúc đưa. Nếu con không làm điều này, đừng nhận hoặc đưa vật đó cho con cho đến khi con nhìn bạn, và sau đó hãy có bình luận về vật đó.
6. Đừng bảo con phải nhìn cô. Nếu bạn tìm cách dành sự chú ý của con mà con không có phản hồi, hãy làm giọng giả, hoặc e hèm, vỗ vào vai con nếu cần, và nói “********, cô đang muốn nói chuyện với con!”. Một kỹ thuật nữa là dừng nói ngay khi con rời mắt khỏi cô, và ckhi nói tiếp khi con lại nhìn cô.
7. Hãy nuôi dưỡng khả năng hồi ức của con bằng cách tạo ra những bất ngờ không quá ngợp với con. Nếu bạn đang rót nước cho con, bạn có thể nói, bằng giọng như hát, “cô sắp rót nước này, sắp sửa rót nước này,” và rồi rót, rồi lại ngừng, ngập ngừng chút, lưu ý là con phải chú ý tập trung đã, sau đó đổ thật nhanh, có thể đổ ra một chút, rồi nhìn sang con và nói “Ôi thôi!!!!” giọng nghe thật ngớ ngẩn. Mục đích là để đẩy cao sự hồi hộp ngóng chờ trong khi đang tương tác với cô. Cô có thể cường điệu hóa việc xụt xịt để thu hút sự chú ý của con: AHHH, AHHH, AHHH, sau đó ngừng làm mặt thật đau đớn, và cuối cùng là hắt xì hơi thật to. Sau một tràng hắt xì hơi, bạn có thể nhắc con nhớ lại bằng cách nói , “Chúng ta cùng hắt xì hơi cùng nhau thật là vui nhỉ!!!” hoặc “Cô làm đổ nước ra sàn nhưng chúng mình đã cùng nhau lau nó đi nhỉ!!!”
8. Hãy thay đổi cao độ của giọng nói và cường điệu hóa nét mặt để lôi kéo và thu hút sự chú ý của nhóm.
9. Hãy bồi dưỡng khả năng thăm dò để ý bằng cách tập đi bộ với con. Lúc đi lúc dừng để xem con có theo sát cô không. Hãy xem con có nhìn cô và nhớ gật đầu khi cô bắt đầu đi. Nếu con không theo sát cô, hãy bình luận “Cô ở tận đây cơ.” Những trò như bám đuôi và Pete Tinh ranh(trong cuốn cách hoạt động RDI) rất bổ ích. Cô có thể chủ ý né và trốn con ở một góc hoặc sau một vật xem con có tìm cô không.
10. Hãy bồi dưỡng khả năng tư duy linh hoạt cho con bằng cách thay đổi lịch sinh hoạt và tương tác đôi chút. Con và các bạn có thể đội mũ trong giờ ăn nhẹ một hôm nào đó. Có thể đổi chỗ ngồi. Cô có thể đeo găng tay ở trường hoặc đội tóc giả. Khi cô hát với con, hãy cải biên lời bài hát.
11. Hãy làm các hoạt động kiểu người đưa - người cất với các cô ở trường và các bạn để giúp con xây dựng kỹ năng hợp tác trong nhóm. Ví dụ có thể chơi trò xếp khối, một người là người đưa khối và người kia là người chồng khối, cùng bạn dán thứ gì đó lên giấy (một bạn bóp keo dán ra, bạn kia đặt cái cần dán lên chỗ bôi keo), cùng bạn thu dọn, một bạn nhặt đồ chơi lên và đưa bạn kia, một bạn cất vào thùng đựng. Nếu là làm cùng người lớn, hãy sử dụng kỹ thuật nêu ở phần 3a nếu cần. Hãy sử dụng cả kỹ thuật Điều tiết/Phá vỡ điều tiết/Điều chỉnh lại Regulation/Dysregulation/Repair (RDR) để con có thể tự tin hơn điểu chỉnh một tình huống khi có các biến tấu mới đưa vào, ví dụ đưa khối hình cho con từ các độ cao khác nhau và để con tự điều chỉnh, đưa cho con từ các vị trí khác nhau và để con di chuyển theo để nhận khối v.v...
12. Hãy vun đắp mối quan hệ người hướng dẫn/người học việc với con để con sẽ trông chờ cô hướng dẫn để tự tin hơn trong các kỹ năng giao tiếp. Con phải để cô giữ vai trò chỉ đạo và học cách chấp nhận những thay đổi và giới hạn cô đề ra, nhưng con phải xây dựng được năng lực giao tiếp từ tương tác với cô. Con không được điều khiển tình huống và tương tác. Cô mới là người nắm quyền, và con cần phải học cách tham gia một cách hợp tác. Cuốn các hoạt động RDI có phần giải thích rất hay về mối quan hệ người hướng dẫn/người học việc.
13. Hãy để con phụ thuộc vào cô đi kèm càng ít càng tốt. Cô ở lớp nên cố gắng lôi cuốn con trực tiếp càng nhiều càng tốt vào các thảo luận và hoạt động lớp. Cô đi kèm nên giảm thiểu nhắc và chỉ nên nhắc gián tiếp để động viên con chú ý và tham gia. Nếu con quậy phá hoặc không chú ý, cô giáo ở lớp nên áp dụng kỷ luật với con như mọi học sinh khác, nếu có thể. Nếu con cứ mải mê với cô đi kèm mà không tập trung vào thảo luận nhóm, cô nên tự rút lui và nói với con là “Cô sẽ ra khỏi đây để con tập trung nghe cô giáo hơn.”
14. Hãy tạo điều kiện cho con tương tác với các bạn bằng cách nhắc gián tiếp nếu có thể. Cô có thể nói, “********, bạn Thắng học karate và đã có đai vàng rồi đấy!” Con có thể sẽ nói với bạn Thắng là con có ngôi sao xanh và đỏ, hoặc có thể sẽ hỏi bạn Thắng là thầy giáo có phải tên là Toàn không. Hoặc cô có thể khuyến khích con nói những điều này bằng cách nhắc gián tiếp. Hoặc , “********, bạn Nga chẳng chơi với ai nhỉ. Có thể bạn ấy muốn đu xích đu với con đấy.” Hãy khuyến khích các bạn trao đổi ngắn với con nữa, và giúp con trả lời nếu có thể.
Đọc bài này em thấy hay quá. Đúng là từ trước tới giờ, em hầu như rất ít áp dụng ngôn ngữ bày tỏ. Trong khi với đứa con lớn thì mình chỉ cau mày, hay im lặng ko thèm trả lời là nó đã cuống lên, lo lắng, rối rít xin lỗi rồi làm lành với mẹ thì đứa thứ 2, mẹ càng im càng tốt, im lặng là đồng ý mà. Lúc đó cứ thầm nghĩ, ko biết đến bao giờ con có thể hiểu, nói tận nơi tận chốn, nhai đi nhai lại mà nó còn chẳng thèm quan tâm, ko biết phải làm sao bây giờ.
Trả lờiXóaBây giờ đọc xong bài viết của chị, ngẫm lại thấy có lẽ mình nói nhiều quá làm nó chán. Mà đã chán thì còn quan tâm làm sao được? Phải thay đổi chính mình thôi.
Cám ơn chị rất nhiều vì bài viết bổ ích này.
Bài dịch thôi, không phải bài viết của mẹ cháu đâu.
Trả lờiXóaMong bạn sẽ có nhiều ý tưởng đóng góp cho blog
Mẹ cháu in và gửi cho các cô ở lớp mà chẳng phải thêm bớt tí nào, sướng quá hehe. Vấn đề là ko biết là cô sẽ đọc và áp dụng như thế nào? Mẹ Cong cho xin cao kiến về vụ này với ạ
Trả lờiXóa