Ngôn ngữ bày tỏ
Trong chương trình RDI, chúng tôi khuyến khích cha mẹ sử dụng 80% ngôn ngữ bày tỏ và chỉ 20% ngôn ngữ sai khiến trong cả thời gian thực hành thí nghiệm lẫn trong đời sống thực vì 3 lý do chính sau đây: (1) để làm mẫu cho trẻ cách sử dụng loại ngôn ngữ này, (2) để phần não điều hành (vỏ não ở phần trán phía trước) của người TK hoạt động, và (3) khuyến khích đối thoại 2 chiều. Hãy cùng điểm qua các mục này:
Một hiện tượng thú vị là các cha mẹ thường dùng ngôn ngữ sai khiến với trẻ TK rất nhiều. Bạn hãy thử chiêm nghiệm với chính bản thân mình. Hãy để ý xem bạn hỏi bao nhiêu câu và bạn sử dụng các câu sai khiến thường xuyên đến mức độ nào, nghĩa là các câu đòi hỏi trẻ một điều gì đó. Nếu bạn muốn người TK sử dụng ngôn ngữ chia sẻ trải nghiệm nhiều hơn thì tự bạn cũng phải sử dụng nó nhiều hơn.
Tỷ lệ 80/20 giữa ngôn ngữ bày tỏ/ngôn ngữ sai khiến là tỷ lệ theo tôi là lành mạnh cho mọi người. Hội thoại là để chia sẻ trải nghiệm, còn hỏi, yêu cầu, thực sự là nhằm mục đích đạt quyền lợi về mình. Cái chúng tôi muốn làm là sử dụng mẫu thật nhiều loại ngôn ngữ chia sẻ trải nghiệm.
Chia sẻ trải nghiệm: mời người khác đóng góp hành động, nhận thức, cảm giác và ý tưởng của riêng mình. Chia sẻ, làm rõ, phân biệt, chú thích, và thể hiện.
Điều tiết và điều chỉnh: cố gắng tăng sự hợp tác thông qua giao tiếp với bản thân và người khác.
Băn khoăn: chia sẻ sự tò mò
Tham khảo thái độ/ý kiến: kiểm tra thái độ phản ứng với một luồng thông tin đến khó hiểu hoặc không rõ ràng.
Hợp lực: củng cố sự gắn bó tình cảm (we-go cùng đồng hành). Ghi nhận tán dương một sự kiện/sự việc, khuyến khích, gắn bó, thông cảm, thương hại, cùng sáng tạo, đùa.
Dự đoán: chuẩn bị và lên kế hoạch cho các sự kiện trong tương lai, diễn tập.
Phản hồi: suy ngẫm về quá khứ để học hỏi có thêm động lực.
2. Làm cho “trung tâm điều hành” (vỏ não phần trán phía trước) hoạt động
Các nghiên cứu đã cho thấy những người TK đều có một khiếm khuyết chung là rối loạn về xử lý thông tin: là sự mất khả năng của phần cảm xúc của não (hệ thống chất trắng) để hợp nhất với phần trung tâm điều hành của não (phần vỏ não ở trán phía trước). Dù các trở ngại tồn tại song song của người đó là gì, dù người đó có chức năng cao đến đâu, người TK đều nhanh chóng bị quá tải thông tin khi phải xử lý thông tin. Chính vì thế mà người TK thường hạn chế tiếp xúc với cái mới và tạo ra những hệ thống bất biến. Sự từ chối các hệ thống năng động ví dụ nhịp sống thay đổi hàng ngày, trong đó có hội thoại để thích ứng có một tác động to lớn đến cách giao tiếp, giao lưu xã hội, giải quyết vấn đề, sự linh động, sự thích ứng, phát triển tình cảm và chức năng điều hành.
Một nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ rằng ngôn ngữ bày tỏ kích thích phần vỏ não trán trước, trong khi ngôn ngữ sai khiến thì không. Hãy thử để chính bạn cảm nhận sự khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ này. Ví dụ chúng ta đang xem ảnh về các con vật ở trang trại: khi tôi chỉ vào con lừa và nói “Con gì đây?” hay khi tôi chỉ vào con lừa và nói “ Cái con lừa béo này trông như đang cười ấy nhỉ”.
Theo các nghiên cứu về phục hồi chức năng trong nhiều năm, thì các phần của não bị hỏng hoặc chức năng hoạt động bị hạn chế có thể được củng cố. Vì thế mục tiêu của chương trình RDi là kích thích và củng cố đường nối giữa phần xúc cảm của não và trung tâm điều hành của não. Chúng tôi mọi người hãy lấy việc sử dụng ngôn ngữ bày tỏ làm trọng tâm của RDI.
3. Khuyến khích giao tiếp hai chiều:
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ bày tỏ, cái chúng tôi muốn làm là khơi gợi sự giao tiếp hai chiều (mà không yêu cầu hay trông đợi nó). Đặt câu hỏi (khi chúng là lời gợi ý cho câu trả lời đúng), ra yêu cầu, đưa ra lựa chọn, hoặc buộc một người làm một việc. Những việc này thực chất là nhằm dành quyền lợi cho bản thân, và không phải là để chia sẻ trải nghiệm.
Lưu ý là chủ định của việc sử dụng ngôn ngữ bày tỏ là để khơi gợi sự tương tác. Một cha mẹ đã kể lại là nhờ dùng ngôn ngữ bày tỏ mà họ đã lấy được thông tin về thời gian con họ ở trường.
Chia sẻ kinh nghiệm trong khi hội thoại là một hoạt động tương đối phức tạp và mấu chốt của chương trình RDI là thực hành những hoạt động phù hợp với độ phát triển của trẻ. Nếu trẻ không quan tâm đến việc chia sẻ về thời gian ở trường của trẻ, thì đây không phải là chủ đề khiến cả hai có thể cùng đối thoại được. Nhưng tất cả mọi người, kể cả người TK, đều có khuynh hướng chia sẻ những gì đúng với độ phát triển của họ, đó là lý do tại sao trước tiên chúng ta phải tập trung vào sự phát triển của giao tiếp sai khiến. Ở những giai đoạn ban đầu, trẻ có thể chia sẻ về rất nhiều chủ đề rộng rãi, như: cảm xúc hiện tại, làm mặt cười, di chuyển, hoặc phối hợp hành động. Chúng ta càng duy trì được nhiều giao tiếp bày tỏ thì chúng ta sẽ càng tập trung được vào chia sẻ trải nghiệm.
Các bí quyết về cách thực hiện chương trình:
Chương trình RDI tập trung vào giao tiếp bày tỏ ngay từ giai đoạn 1, trình 1. Thông qua các hoạt động tập trung thử nghiệm và trong cuộc sống thực, như “Lời nói của mẹ rất quan trọng”, “Tôi bị mất giọng”, và “những âm thanh và hành động bất ngờ”, bạn sẽ thấy bạn cần sử dụng ít lời nhắc thôi.
Với một số trẻ TK chưa có ngôn ngữ, cha mẹ chỉ cần con họ biết nói. Họ cảm thấy nói được bất cứ từ nào cũng tốt lắm rồi. Với một số trẻ TK khác, đã biết nói được nhiều, chúng kể, thông báo, hoặc đặt câu hỏi liên miên. Giữa hai thái cực này là những trẻ giống Sam, cậu tuy có khả năng ngôn ngữ rõ rệt, nhưng để cậu tham gia tương tác ta phải nỗ lực rất nhiều. Tại sao nhưng người TK lại khó có thể tham gia đối thoại thực sự như vậy?
Ngôn ngữ chỉ là một phần của giao tiếp
Sự thật là ngôn ngữ nói chỉ là một trong nhiều cách giao tiếp, và khó khăn cốt lõi của TK như Tham khảo thái độ/phản ứng và Cùng điều tiết vốn tồn tại trong hành vi phi ngôn ngữ sẽ vẫn hiện diện trong khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ bình thường học cách tham khảo thái độ phản ứng và cùng điều tiết rất thành thạo rồi mới học nói. Chúng thành thạo cả việc thu và phát đi các giao tiếp không lời để chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm; sau đó chúng mới học nói, chúng tiếp tục sử dụng kỹ năng thăm dò thái độ phản ứng và cùng điều tiết trong khi sử dụng ngôn ngữ.
Tuy nhiên người TK lại phát triển theo một lộ trình hoàn toàn khác: họ không nắm được kỹ năng Thăm khảo thái độ phản ứng và Cùng điều tiết trước khi biết nói. Vì thế khi trẻ TK biết nói (nhờ hoặc không nhờ vào trị liệu ngôn ngữ), cha mẹ trẻ sẽ cảm thấy sung sướng và xem đó là một mốc phát triển bình thường, nhưng sự kiện này đang ngụy trang cho tình trạng rối loạn cơ bản vẫn tồn tại đó.
Ngôn ngữ dùng để làm gì?
Tất nhiên là ngôn ngữ “công cụ nhằm đạt quyền lợi” mà những người TK được dạy có thể dùng để biết cách xã giao phù hợp (học nói “làm ơn” và “cảm ơn” để sử dụng trong môi trường trường học và cơ quan), để yêu cầu, đặt câu hỏi hay trình bày dẫn giải về một sự việc. Những kỹ năng đó đều quan trọng cả. Nhưng chúng đã bỏ qua hoàn toàn chức năng chia sẻ thông tin vốn là một phần sống còn với những người như chúng ta. Đáng buồn là với người TK, sự hạn chế về ngôn ngữ của họ sẽ tạo thêm một trở ngại chồng chất lên những trở ngại căn bản về khả năng chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm.
Nếu bạn đã từng đối thoại với trẻ TK có nhiều ngôn ngữ, trẻ này thường hỏi bạn hết câu hỏi này đến câu hỏi khác với các thông tin không theo một mạch lạc nào, không hề lưu ý đến sự khó chịu và nhàm chán của bạn dù bạn đã tế nhị và trực tiếp thể hiện cho trẻ biết, thì bạn sẽ nhận ra ngôn ngữ là cản trở đáng kể như thế nào với việc chia sẻ trải nghiệm. Khi bạn giao tiếp với người TK, bạn thường sẽ phải đảm nhiệnm hết phần Cùng điều tiết và điều chỉnh để duy trì độ kết gắn phối hợp giữa hai người (hội thoại kiểu này chúng tôi gọi là pseudo-conversation – hội thoại không chân chính), bạn sẽ hiểu hơn về điều này. Nếu hội thoại mà không có nhu cầu chia sẻ hay sử dụng sự phối hợp cảm xúc, nó sẽ rất nông cạn, nhạt nhẽo và do một phía quyết định.
Ngôn ngữ bày tỏ là gì?
Chúng ta sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ trải nghiệm như thế nào? Thường thì khi ta muốn chia sẻ bằng lời về trải nghiệm của mình, chúng ta sẽ dùng nhiều cách. Chúng ta sẽ:
§ Cảm thán (“Nhìn kìa, Kia có một con nhện to chưa kìa”)
§ Diễn giải về những trải nghiệm chung (“Còn nhớ lần bọn mình dọn bàn quấy quá làm cái thìa rơi bắn ra khỏi bàn không?”
§ Nói câu cảm thán, (“Nhìn kia! Chỗ đấy có một con nhện to khủng khiếp!”)
§ Bình luận về hành động của người khác. (“Cây tầm gửi thích kết giao với ve sầu”)
§ Tán dương (“con cún mới của cậu yêu thế”)
§ Hoặc kể về bản thân (“Mình rất háo hức về điều này”, “Hôm nay là ngày tuyệt vời của bọn mình”)
Chúng ta gọi thứ ngôn ngữ giao lưu chia sẻ này là ngôn ngữ bày tỏ. Giao tiếp bày tỏ là khi chúng ta dùng lời hoặc không dùng lời để chia sẻ một điều gì đó về trải nghiệm của chúng ta mà không đòi hỏi sự đáp lại nào cả (chỉ để thể hiện chúng ta đang tồn tại và chia sẻ những giá trị với nhau). Với trẻ không mắc chứng TK, việc học cách giao tiếp kiểu này tự động diễn ra. Nhưng trẻ TK dường như chỉ học giao tiếp như một phương tiện dành quyền lợi thôi. Trong thực tế, một nghiên cứu đã cho thấy trẻ TK dùng chưa đến 1% ngôn ngữ bày tỏ, khác hoàn toàn với các trẻ chậm phát triển khác, chúng dùng ngôn ngữ bày tỏ hơn 33%!
Ngôn ngữ sai khiến là gì?
Vậy trẻ TK thường dùng ngôn ngữ gì? Chúng thường dùng ngôn ngữ sai khiến: yêu cầu, đặt câu hỏi và ra lệnh, tất cả những loại ngôn ngữ này đều được sử dụng như phương tiện để đạt một quyền lợi nào đó cho mình. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra sự vắng mặt của ngôn ngữ bày tỏ trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của người TK, bất kể người đó có khả năng ngôn ngữ hay nhận thức như thế nào. Hiện tượng này thực chất đã phản ảnh lối suy nghĩ của người TK vì cách suy nghĩ sẽ hình thành cách giao tiếp, cũng như cách giao tiếp hình thành cách suy nghĩ.
Giao tiếp bày tỏ thực sự là một ý định và việc sử dụng ngôn ngữ bày tỏ thể hiện một loại tương tác cụ thể. Đó là về nhu cầu chia sẻ hành động, cảm xúc, cảm nhận, ý tưởng, cảm giác, ý kiến, sở thích hoặc niềm tin của người bạn đang tiếp xúc. Nó dùng để trao đổi qua lại ý tưởng và đòi hỏi cả hai phía phải thực sự háo hức tò mò. Sử dụng ngôn ngữ bày tỏ không chỉ dừng lại ở cấu trúc câu. Nó không chỉ là dạy người TK ngôn ngữ bày tỏ là gì và khen thưởng họ khi họ dùng thứ ngôn ngữ này đúng ngữ cảnh với tỷ lệ phù hợp trong khi hội thoại. Việc này cũng khắc nghiệt không kém gì việc dạy trẻ có khó khăn về đọc trầm trọng biết cách giả vờ đọc.
Tại sao điều này lại quan trọng?
Khi người TK bị bó chặt với việc sử dụng ngôn ngữ sai khiến, hay chỉ được dạy cách sử dụng ngôn ngữ bày tỏ xã giao trong để hội thoại theo đúng nghi thức giao tế, điều này sẽ làm thay đổi lối tư duy và cảm nhận của họ. Đáng buồn là điều này làm hạn chế khả năng giúp họ hiểu được họ có thể có được những gì từ một mối quan hệ với một người khác. Và nó hạn chế khả năng định hướng chính xác hơn trong những hệ thống năng động đã nuôi dưỡng hầu hết chúng ta.
Các bí quyết thực hiện chương trình
Chương trình RDI hoàn toàn là về sữa chữa những khiếm khuyết cốt lõi của bệnh TK với quan điểm lâu dài. Chúng tôi tin rằng việc đầu tiên cần làm là đặt nền móng cho ngôn ngữ bày tỏ. Việc này bắt đầu ngay từ Giai đoạn 1 - Trình 1 khi chúng ta chia sẻ những biểu đạt tình cảm.
Để tăng hẳn nhu cầu được giao tiếp và ham muốn được giao tiếp bằng những cách mới mẻ và mở rộng hẳn, chúng tôi khuyên bạn nên:
§ Tăng số lần sử dụng các giao tiếp không lời cả trong thời gian thực hành thí nghiệm với bé cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tóm lại, nên ít lời hơn.
§ Tạo ra một “hiệu ứng tương phản” khi giao tiếp bằng nét mặt, giọng nói và cử động. Bằng cách cường điệu hóa hoặc diễn chậm lại, bạn sẽ làm trẻ dễ tập trung vào những yếu tố có ý nghĩa trong giao tiếp.
Giảm phần chủ động và nhắc của bạn. Lưu ý xem mình có hỏi, yêu cầu và nhắc quá thường xuyên không. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên dùng ngôn ngữ sai khiến 20% thôi.
§ Tăng số lần sử dụng ngôn ngữ bày tỏ dạng đơn giản của bạn lên. Theo chúng tôi bạn nên dùng loại ngôn ngữ này 80%
Ngôn ngữ bày tỏ là loại ngôn ngữ tạo cơ hội chia sẻ trải nghiệm. Khi môt người sử dụng ngôn ngữ bày tỏ, mục đích của họ là chia sẻ ý tưởng, quan điểm, suy nghĩ, và dự đoán với người khác. Giao tiếp không lời đi kèm với ngôn ngữ bày tỏ rất giàu thông tin và bao hàm nhiều nghĩa. Người sử dụng ngôn ngữ bày tỏ sẽ mời người khác bày tỏ nhân sinh quan, và bổ sung thêm những gì họ biết. Nó có tính chất tích lũy về bản chất. Đáp lại ngôn ngữ bày tỏ không thể dùng những lời học vẹt, cũng như những lời thoại cố định. Ngôn ngữ bày tỏ có thể cũng là để “tự định hướng cho bản thân”. Khi một người đang bày tỏ tự định hướng cho bản thân, họ đang bày tỏ để góp phần điều tiết suy nghĩ, và hành động của mình. Khi chúng ta lên kế hoạch cho tương lai, phản hồi quá khứ, suy ngẫm tìm cách vượt qua một vấn đề khó, hoặc dự tính tương lai, chúng ta đang sử dụng lối bày tỏ tự định hướng cho bản thân.
Ngôn ngữ sai khiến, ngược lại, là một thứ phương tiện để đạt quyền lợi. Ngôn ngữ sai khiến có thể hồi đáp bằng trả lời đúng sai, có thể có lời thoại chuẩn, và dự đoán trước được. Giao tiếp không lời không quan trọng với giao tiếp sai khiến. Thông tin về cảm xúc và chia sẻ không quan trọng với giao tiếp sai khiến. Giao tiếp sai khiến về bản chất nó như một công cụ dành quyền lợi. Giao tiếp sai khiến bao gồm ra lệnh, đặt câu hỏi có câu trả lời chuẩn, thúc giục và yêu cầu.
Tỷ lệ hợp lý giữa ngôn ngữ bày tỏ và sai khiến là 80/20.
Dưới đây là các ví dụ về các dạng của ngôn ngữ bày tỏ:
BÌNH LUẬN
Tôi thích chơi ôtô
Chúng tôi đi đến nhà hàng McDonald ăn trưa
Tôi thích thấy nước bắn tóe tung khi ném đá xuống
Tiếng đó thật sự là ồn
Anh ấy bị đau khi ngã
TUYÊN BỐ
Hôm này là ngày sinh nhật của mình đấy
Tôi sẽ cố để chiến thắng
Tôi không thích anh ấy hét
Chúng ta đã thắng
Tôi thích chơi trò cowboys
DỰ ĐOÁN
Tôi cá là xe đỏ sẽ thắng
Thỏ không tập trung lắm, nên có khi rùa lại về trước không biết chừng
Hôm nay là thứ 3, tôi cá là thể nào bữa trưa cũng có pizza
Tôi nghĩ chắc bố sẽ rất thích cái này đấy
PHẢN HỒI
Cô Smith thật là tốt vì đã thết chúng mình một bữa nhỉ
Bạn đã vẽ một bức tranh thật là rực rỡ
Cậu ấy quả là một tay chạy nhanh
Tôi rất khoái là tất cả chúng tôi vỗ tay cùng một lúc
Đó quả là một dịp tuyệt vời
Tôi nhớ lúc chúng ta đi ra bãi biển tìm nhặt vỏ ốc
Hôm đó quả là một ngày tuyệt vời
MỜI
Tiếp theo chúng ta sẽ làm gì nhỉ?
Tiếp theo chúng ta có thể chơi xe
Tôi có làm cho xe của mình chạy thật nhanh
Bạn có muốn chơi với xe đua của tôi không? (là câu bày tỏ nếu nếu được phép trả lời không)
CỐ GẮNG ĐIỀU TIẾT
Tôi sẽ làm được điều đó
Tôi cần làm chậm lại và thử lần nữa
Nếu anh ấy cho tôi lượt nữa, tôi sẽ thử
Chết rồi, tôi quên không đưa cho cô ấy rồi
CÙNG DIỄN GIẢI
Buồn cười nhỉ, không biết điều gì sẽ diễn ra tiếp theo nhỉ
Đầu tiên cậu đi xuống đồi, và đây xe đang đến rồi
Nếu con quái vật ở kia, chúng ta nên làm gì nhỉ?
Chúng ta làm thế nào để gây bất ngờ cho cha trong ngày sinh nhật nhỉ?
TỰ DIỄN GIẢI
Khi quái vật nhô lên từ túi vỏ đỗ, tôi ném quả bóng vào nó
Sau khi đi lễ nhà thờ về, chúng tôi ăn sáng với trứng. Tôi rất thích trứng
Trước khi đi vào trong, tôi sẽ bỏ giầy và treo áo khoác lên
HÀO HỨNG
Òa! Chúng ta đã làm được rồi!
Chúng ta thật tệ
Ôi, đau quá
Ôi, tôi sợ quá
ĐỘNG VIÊN
Cậu làm được mà
Cô ấy chơi bóng rổ cừ lắm đấy
Lần sau cậu sẽ bắt được cho mà xem
Tôi giúp cậu được không?
THÔNG BÁO
Hôm nay chúng tôi sẽ đi công viên
Cậu làm bài đánh vần rất tốt đấy
Tôi muốn kem gì đó
Màu ưa thích của tôi là màu xanh lá cây
CHIA SẺ CÁCH NHÌN NHẬN
Tôi không thích Scooby Doo
Ngồi đu quay làm ruột tôi cứ nôn nao
Cuốn sách ấy khó đọc lắm
Chó sủa làm tôi sợ quá
CÂU HỎI BÀY TỎ
Trong trường hợp bạn biết hết câu trả lời, thì những câu hỏi dưới đây không phải là bày tỏ nữa:
Anh biết tôi nghĩ gì không?
Tại sao chúng ta lại không thử cùng làm nhỉ
Tôi băn khoăn sẽ ra sao nếu chúng ta trộn hai thứ đó với nhau
Cái nào bạn thích?
Bạn nghĩ gì về…?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét