1. Hãy quyết định khi nào con bạn sẽ sử dụng máy tính một cách chủ động, và khi nào thì hạn chế như là ti vi. Máy tính có tiềm năng trở thành một công cụ giáo dục tuyệt vời và cũng tiềm năng trở thành mối gây hại khủng khiếp cho sự phát triển về xã hội của con bạn.
2. Hãy sử dụng máy tính như một động cơ xã hội (social motivator) hơn là một khoảng nghỉ giải lao xen giữa các can thiệp về xã hội. Có nghĩa là tìm những cách để tương tác với con bạn và giúp con bạn tương tác với các người khác bằng máy tính và nhấn mạnh rằng máy tính được sử dụng như là một công cụ xã hội.
3. Không vội vàng dạy con bạn có thể sử dụng máy tính độc lập. Ví dụ, không vội vàng dạy con sử dụng con chuột mà thay vào đó hãy giữ điều khiển con chuột càng lâu càng tốt. Sẽ tiến hành được nhiều hơn các can thiệp xã hội một cách tự nhiên nếu bạn điều khiển chuột. Ngay từ đầu, hãy lần lượt quyết định những gì sẽ làm với máy tính. Sử dụng chiến lược “đến lượt con, đến lượt mẹ” ngay từ lúc bắt đầu. Tất nhiên bạn là người lớn không xếp lượt để chơi các trò chơi máy tính này, nhưng bạn cũng vẫn chơi khi đến lượt bạn, như vậy con bạn có thể học cách cho bạn và người khác cùng chơi trên máy tính, điều này cũng thiết lập cho con bạn có thể chơi với các bạn hay với anh chị em của cháu trên máy tính.
4. Ngay từ khi bắt đầu, hãy dạy con bạn cách dừng chơi máy tính mà không khó chịu. Không bao giờ cho con bạn chơi máy tính thêm một chút nào với lí do con phải miễn cưỡng dừng sử dụng. Hãy sử dụng đồng hồ đếm thời gian, đồng hồ, hoặc biể đồ thời lượng (duration chart) để con bạn biết cháu có thể sử dụng máy tính trong bao nhiêu lâu. Sử dụng thời gian biểu bằng hình hoặc bằng chữ viết để con bạn biết cháu sẽ làm gì sau khi rời khỏi bàn máy tính. Nếu cần thiết, đặt một tờ giấy to có ký hiệu dừng lại gần chỗ máy tính và đặt nó lên trước máy tính khi đã đến giờ dừng chơi máy tính, và để tờ giấy đó sử dụng tiếp cho đến khi con bạn rất OK khi sử dụng máy tính lần tiếp theo.
5. Hãy giúp con bạn sử dụng những kiến thức mới hoặc những kỹ năng mới học từ máy tính ở những nơi khác và trong những hoàn cảnh thực tế xã hội. Ví dụ, nếu con bạn đang chơi máy tính trò chơi Dora game: Dora đi tìm châu báu ở đâu và Tên cướp Swiper cố gắng ăn trộm châu báu một cách định kỳ, sau đó cải biên thành trò chơi bạn cũng đi tìm châu báu cùng với con bạn ở quanh nhà. Không dừng lại ở mức này – dành thời gian để nghĩ ra làm thế nào để tổng quát hóa bước này: áp dụng cho bất cứ các trò chơi trong máy tính mới nào bạn giới thiệu cho con bạn nếu có thể. Xu hướng trẻ trong phổ tự kỷ học từng phần rời rạc, và không có sự kết nối giữa những gì được học ở trường hợp này với những gì học ở trường hợp khác. Máy tính trở thành như một thế giới ảo thay thế và những kỹ năng học được trong máy tính không có tác dụng trong thế giới thực tế. Hãy nói rõ cho trẻ về việc dạy các mối quan hệ giữa các thông tin học được ở nhiều nơi khác nhau. Con hãy nhìn, bố đang chơi như là tên cướp. Bố không cướp, bố không cướp, bố không cướp.
6. Không cho con bạn chơi những trò chơi làm tăng các hành vi hung hăng. Các em càng xem nhiều các đoạn băng làm tăng thêm các hành vi hung hăng thì càng hung hăng hay phá hoại các thứ. Nhiều gia đình cuối cùng phải loại bỏ (hoặc cất đi chỗ khác trong một vài năm) một bộ chơi game đắt tiền mà họ có thể mua vì yêu con, là vì những trò chơi ở bộ chơi game đó gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ. Trẻ trong phổ tự kỷ, theo định nghĩa, có hồ sơ phát triển không bình thường, có nghĩa trẻ đó có thể phát triển ở mặt này hơn các mặt khác. Nhiều trẻ trong phổ tự kỷ phát triển về mặt cảm xúc kém xa so với về trí tuệ, và như vậy bạn hãy tự phán đoán, chứ không căn cứ vào độ tuổi của con bạn để chọn hoạt động với máy tính nào là có tính giáo dục và thích hợp.
7. Hãy thận trọng rằng sự kiên quết hạn chế máy tính của bạn có thể giảm tác dụng nếu bạn không cẩn thận. Vâng, máy tính có thể dạy con bạn nhưng kỹ năng mới. Và vâng, con bạn có thể thực sự thích thú thời gian sử dụng máy tính...Nhưng tôi đã thấy nhiều cặp cha mẹ phải đấu tranh với đứa trẻ nghiện máy tính và coi máy tính như là thuốc độc. Tôi cũng thấy những trẻ muốn gây bạo lực để có thêm thời gian chơi máy tính. Tôi là một người tự biết mình là yếu đuối, là bậc cha mẹ mà để cho các con tôi bước qua tôi, nhưng tôi sẽ nói cho bạn với tất cả sự khiêm nhường rằng máy tính là một trong những chỗ mà bạn cần phải đặt giới hạn và không cho con bạn sử dụng đáp ứng theo nhu cầu của con được. Việc sử dụng máy tính không kiểm soát được là một tiềm năng gây phá hủy gia đình, cũng tương tự việc cho con bạn xem quá nhiều đĩa hình, hoặc cho con bạn được đòi hỏi bạn mua bất cứ thứ gì khi bạn đi mua bán, hoặc cho con bạn đòi hỏi bạn làm cho nó một món gì khác vào bữa ăn tối. Có những nhu cầu của trẻ có thể đoán được chắc chắn, nếu bạn nhượng bộ với trẻ, có thể làm cho cuộc sống gia đình rất khó khăn và làm hại hơn là có lợi cho con bạn. Sử dụng máy tính không kiểm soát được là một trong những điều đó. Ngay cả những người thiếu kiên quyết như chúng ta cũng có thể ôm máy điện thoại vì một chuyện gì đó.
8. Máy tính là một dụng cụ tuyệt vời đối với tất cả chúng ta, và nhiều người trong chúng ta thích máy tính một cách quá mức, nhưng tất cả chúng ta phải học sử dụng máy tính mức độ và đúng mức – bao gồm cả con trong phổ tự kỷ của bạn. Việc này làm cho dễ dàng hơn để giải quyết chủ động vấn đề này, còn hơn là tạo sự thay đổi các nguyên tắc trong gia đình, nhưng nếu cần thiết, hãy cất máy tính đi, sau vài tháng thì bắt đầu lại với những qui tắc mới. Máy tính có tiềm năng làm phong phú cuộc sống của con bạn hiện tại và suốt đời nếu bạn giúp con bạn sử dụng máy tính một cách thích hợp.
9. Có những cách sáng tạo gần như không có giới hạn mà bạn có thể sử dụng máy tính để giúp con bạn học các kỹ năng và thông tin, để kết nối con bạn với người khác, để tận hưởng thời gian bên con bạn để học hỏi cộng đồng và những điều thú vị mới. Hãy lập ra các nguyên tắc sử dụng máy tính và cùng vui thích với máy móc, tất cả cái đó có thể làm cho con của bạn.
Tớ thử dịch bài này, xong mẹ Cong sửa lại nhé.
Trả lờiXóaPhục mẹ Ti thật đấy, vừa chăm thực hành lại vừa chăm đọc sách. Tớ sẽ mời mẹ Ti đóng góp cho blog nhé. Mẹ Ti cứ post thẳng bài lên blog nhé. Cảm ơn mẹ Ti.
Trả lờiXóa