Mấu chốt vấn đề: Làm thế nào để trò chơi có thể tạo ra tính dự đoán
Mọi trò chơi đều theo một lịch trình, một trình tự với các yếu tố dự đoán trước được như di chuyển, đồ dùng và/hoặc lời nói. Mỗi trò chơi như Dr. Arnold Miller nói có thể là một "hệ thống". Tôi nghĩ tính dự đoán trước của trò chơi sẽ là “mấu chốt” tôi sử dụng để rủ các bạn trẻ của tôi tham gia, một cách tự nguyện để chơi với tôi. Trẻ tham gia vì tôi đã tạo ra một quy luật dự đoán được về di chuyển, đồ dùng, và ngôn ngữ và trẻ biết tôi sẽ làm gì tiếp.
Khi trẻ đã chịu tham gia rồi, tôi có thể thêm các yếu tố mới trong trò chơi để dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp hoặc xã hội mới. Vẫn dùng hình ảnh của Dr. Miller, việc học hỏi sẽ diễn ra khi bạn ngắt quãng hệ thống đã thiết lập, chỉ một chút thôi, và thêm một số yếu tố mới để trẻ phải cân nhắc, và hành động để duy trì và thiết lập lại hệ thống. Trò chơi chỉ tạo ra một khuôn khổ có tính quy luật dự đoán được để trẻ nhận ra và không bỏ qua các yếu tố mới.
Khi bạn đã hiểu ý tưởng dùng tính quy luật dự đoán làm mấu chốt cho mình, bạn có thể tạo ra nhiều trò chơi mới lôi cuốn đuợc trẻ tham gia với bạn. Hãy xem các video clips ở trang này, đọc phần miêu tả, và suy ngẫm đâu là trình tự dự đoán được ở mỗi trò chơi. Ở mỗi trò, sẽ có những khoảnh khắc trẻ phải hành động nếu không trò chơi sẽ dừng lại. Cả hệ thống sẽ bị ngắt quãng.
Trẻ cần hiểu được trình tự trước tiên (học chơi) rồi sau đó sẽ có cơ hội để trẻ tham gia duy trì trò chơi. Sử dụng Video clip làm mẫu các trò chơi mới có thể rút ngắn thời gian học này và giúp trẻ học nhanh hơn, còn không bạn cứ demo cho trẻ thấy trình tự rõ ràng của trò chơi cũng ổn. Khi bạn đã hiểu được điều này rồi, bạn sẽ nhanh chóng tự nghĩ ra các trò chơi!
Hãy là một người chơi cùng dễ dự đoán
Sáng nay tôi chơi trò xếp hình với một anh bạn mới. Anh bạn không chịu đến tham gia khi xếp hình được đổ ra sàn nhà, dù anh bạn đó biết cách và rất thích chơi xếp hình. Anh bạn không biết tôi và không thích thú việc ngồi cạnh một người lạ (khó dự đoán trước được). Trong con mắt của anh bạn này, chẳng thể tìm thấy hệ thống quy luật nào.
Trò xếp hình có các con vật trên miếng ghép và anh bạn này biết tên của một vài con vật. Vì thế tôi gọi tên một số miếng ghép một mình, Cừu? Cậu ở đâu rồi? Sau đó tôi nhặt miếng ghép có hình cừu lên và gõ 3 lần xuống sàn nhà trước khi đặt nó vào khung. Tiếp tôi lại gọi Bò! Cậu ở đâu rồi? Và tôi lại gõ miếng ghép xuống sàn nhà rồi đặt nó vào khung. Tôi cứ tiếp tục như vậy.
Chẳng mấy chốc, anh bạn của tôi lại gần tôi để nhìn. Tôi đã tạo ra một hệ thống và anh bạn đã bắt nhịp được hệ thống đó. Tôi đưa anh bạn một mảnh ghép mà không nhìn anh, rồi anh bạn gõ miếng ghép xuống sàn nhà và cho vào khung. Anh bạn không nói câu của tôi, nhưng cũng làm giọng điệu giống như giọng điêu cảu tôi gọi tên các con vật. Khi tôi đưa miếng ghép cho cậu, hệ thống này sẽ bị ngắt quãng nếu cậu khong gõ nó ba lần và đặt vào khung. Vì thế cậu đã làm vậy. Một cách hân hoan.
Cậu chơi vài lượt là mê chơi với tôi. Tôi đã trở thành một người bạn dễ dự đoán. Tôi cũng thêm một yếu tố dự đoán được thú vị vào trò chơi xếp hình. Dưới con mắt của cậu, như vậy thật ngộ! Dưới con mắt của tôi, điều này là cần thiết để thiết lập mối quan hệ và bắt đầu cùng chơi với cậu.
Sức ép từ mọi người
Tôi muốn nói lại là tôi không nhìn cậu bạn này, bảo cậu làm gì, hay thậm chí khen cậu làm giỏi quá! Như vậy sẽ tạo một sức ép từ bên ngoài buộc cậu phải tương tác. Như vậy sẽ làm trò đó bớt vui thú đi theo một cách mới. Khen cậu sẽ làm ngắt quãng mạch của trò chơi. Đôi khi cũng nên khen những anh bạn nhỏ này. Còn phần lớn thời gian thì làm vậy sẽ lái sự linh hoạt đi lệch hướng khi trò chơi đang diễn ra trôi chảy. Tính dễ dự đoán và việc cùng tham gia một trò vui với ai đã là một phần thưởng và thế là đủ rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét