I want to credit Sheila Merzer (see acknowledgements) for making the dynamics of predictability clear to me. Once I understood this idea, so many things about teaching children with ASD became easier for me. I hope the discussion on this topic will help you too.
Nhu cầu dự đoán trước được mọi việc thể hiện trong cách chọn đồ chơi và mối quan tâm của trẻ.
Đó là các hình dạng ta vẫn thường thấy từ thế giới quanh mình, những thứ luôn vận hành theo một cách mọi lúc – đây là những tiền đề cần có để thu hút sự chú ý của trẻ này.
Mỗi trẻ mỗi khác nhưng tựu chung lại các bạn nhỏ của tôi đều thích nhất những thứ sau:
Cửa đóng và mở
Hòm thư
Bóng và những thứ rơi được để còn nhìn
Xếp hình vào khung
Biển chỉ đường
Ôtô (và bánh xe)
Chữ (số và hình dạng)
Những gì liên quan đến Disney
Máy xúc và các xe to...
...cả tàu hỏa và mọi thứ liên quan đến tàu hỏa
Đồng hồ - nhất là loại hình tròn và có số và kim
Voi và các con vật có hình dáng rõ ràng
Cầu
Thang máy
Dora
và SpongeBob
Tính dự đoán được sẽ là một nhân tố trong quá trình học của trẻ
Trẻ TK thích mọi thứ dự đoán được. Chúng cần đặc tính này hơn bất kỳ trẻ nào để hiểu thế giới quanh mình. Trẻ TK có thể phát sinh các vấn đề hành vi do nhu cầu tăng cao về tính dự đoán. Cha mẹ nào hiểu được nhu cầu dự đoán được của trẻ sẽ biết cách tận dụng nhu cầu này để giúp trẻ học tốt hơn. Cha mẹ đó cũng sẽ biết cách tránh dạy trẻ trở nên ngỗ ngược.
Trẻ TK thường làm rất nhiều việc để đảm bảo mọi thứ dự đoán trước được. Chúng muốn đồ chơi phải hoạt động đúng như dự đoán. Chúgn thích tương tác với những người có hành vi dễ dự đoán trước. Chúng xem videos, và chơi các trò chơi điện tử vì chúng dễ dự đoán trước sau một lần đã xem. Chúng thậm chí còn tìm kiếm và học những gì có quy luật dự đoán trực quan được trong thế giới quanh chúng, như chữ, hình dạng, đường ray tàu hỏa.
Nếu bạn hiểu khái niệm này và suy ngẫm về nó, bạn sẽ biết cách tận dụng nhu cầu này của con để giúp con học kỹ năng ngôn ngữ mới, kỹ năng xã hội và học đường mới.
Bạn cũng sẽ biết cách để tránh việc vô tình dạy trẻ dùng cách hành vị ngỗ ngược để thỏa mãn nhu cầu về tính dự đoán.
Cuối cùng, bạn thậm chí sẽ biết cả cách tận dụng niềm yêu thích tính dự đoán của con bạn để giúp con bạn chấp nhận những tình huống ít theo quy luật dự đoán hơn. Nếu xuôn xẻ, bạn sẽ biết tận dụng niềm yêu thích này của trẻ để mở ra một chặng đường thưởng thức cái mới cũng như trở thành người tư duy ngày càng linh hoạt hơn flexible thinker. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng việc sử dụng ý tưởng này để lôi cuốn và dạy con mầu nhiệm thế nào!
Trẻ thường
Trẻ thường hay thích tham gia vào việc tìm hiểu hành vi của mọi người trong gia đình và bạn bè để hiểu xem ý định của họ là gì (social intent).
Nếu mẹ to giọng, trẻ sẽ nhìn mặt mẹ để xem ý mẹ là sao. Trẻ đó sẽ hiểu ra là nếu mặt mẹ vui thì mẹ nói to là để bày tỏ sự vui sướng. Nếu mặt mẹ buồn thì có nghĩa là mẹ nói to là để bày tỏ nỗi buồn. Và trẻ đó biết kết nôi việc mẹ to tiếng với niềm vui và cả nỗi buồn hay bất kỳ nỗi niềm nào mà mẹ thể hiện ra ngoài khi nói to.
Vì thế, nếu mẹ nói Oh Wow! Bằng nét mặt vui vẻ thì trẻ đó sẽ hiểu là mẹ nói thế để tỏ ra vui mừng.
Nhưng nếu mẹ nói Oh Wow! Đầy ngỡ ngàng, thì trẻ đó sẽ hiểu là Oh Wow! Nghĩa là gì đó không ổn!
Ngay cả nếu mẹ nói Oh Wow! Theo hai cách, trẻ đó cũng sẽ biết từ đó được sử dụng để biểu lộ cả hai trạng thái cảm xúc.
Tìm hiểu ý định giao tiếp của mọi người
Trẻ TK gặp nhiều khó khăn hơn để hiểu ý định giao tiếp của mọi người. Trẻ sẽ không hiểu thế nào là ý định giao tiếp một thời gian và không hề biết làm thế nào để hiểu ý nghĩa của từ như trẻ khác. Dù đã học ngôn ngữ rồi, nhưng chúng vẫn thấy ngôn ngữ rất khó học và dễ bị hiểu nhầm!
Trẻ TK có thể không để ý đến câu Oh Wow! Hoặc có thể hiểu theo một cách khác. Ví dụ, trẻ TK có thể tìm hiểu trình tự diễn ra sự việc, nhận ra cái gì xảy ra trước và sau câu đó và cố gắng nhớ lại trình tự đó. Nếu trẻ nghe thấy câu Oh Wow! Ngay sau khi mẹ bị búa đập vào tay, trẻ TK có thể sẽ lấy búa và đập tiếp vào tay mẹ để thử nghiệm lý thuyết là có thể có mối liên hệ trước sau giữa việc đập búa và câu nói đó. Trẻ sẽ muốn xem xem mẹ có nói Oh Wow! Không nhưng trẻ sẽ không bao giờ hiểu ý mẹ là mình bị đau khi nói Oh Wow! Và nó cũng chẳng gợi ý cho trẻ biết là như thế nghĩa là mẹ bị đau. Tất nhiên, nếu mẹ làm vậy 3 lần liên tiếp (đây là ví dụ, còn tất nhiên trong thực tế chẳng ai làm vậy) thì trẻ TK sẽ thực sự muốn cầm búa và đập vào tay mẹ--chẳng phải vì trẻ không yêu mẹ, mà chỉ do trẻ hoàn toàn vô cảm với nỗi đau của mẹ và muốn tìm ra mối liên hệ giữa câu Oh Wow! Và cái búa với mẹ--giống một nhà khoa học.
Nhưng chẳng ai làm vậy, đúng không? Except if the child with ASD happens to grab hold of baby brother and baby brother happens to cry. This could happen three times in a row and then the child with ASD is hooked on grabbing baby brother and yet again getting the predictable response of a loud cry.
Và đây là ý nghĩa của câu chuyện này
Bạn nên dành những hồi đáp theo quy luật và thú vị cho những gì bạn muốn trẻ lặp đi lặp lại. Đừng hồi đáp theo quy luật với những hành vi bạn muốn giảm thiểu hoặc loại bỏ.
Đây là một khái niệm rất khó thuyết phục để bố mẹ tin – nhưng nếu bạn quan sát những gì con làm, bạn sẽ thấy con bạn thường bỏ sót phần ẩn ý xã hội trong các tình huống và chỉ nhớ máy móc trình tự của một tình huống tương tự thôi. Con bạn thực sự có thể không hiểu hết ý định của bạn, và có thể không hiểu hết được các ẩn ý xã hội mà chỉ thấy là sự việc B xảy ra sau sự kiện A theo một quy luật dự đoán được một cách thú vị.
Ví dụ, trẻ ngắt lá từ trên cây xuống. Bạn nói, "Đừng làm vậy, cây đẹp thế con đừng ngắt lá." Dù bạn có nói với giọng nghiêm, cao giọng bực bội hay phệt vào đít con (chúng tôi không khuyến khích việc này) thì trẻ vẫn không thôi làm vậy lần sau. Tôi biết nhiều cha mẹ kể lại những chuyện tương tự vậy.
Nếu bạn luôn phản ứng theo đúng một quy luật với một hành vi của trẻ, phản ứng của bạn sẽ là thứ phần thưởng cho trẻ. Giống như thể "Hey, cái này ngộ phết. Mình sẽ thử làm nữa!"
Nếu bạn cáu lên khi phản ứng theo một quy luật thì cũng chẳng khá hơn. Trẻ TK có xu hướng bắt chước giọng bực tức hơn là giọng trung hòa. Vì thế khi con bạn nghe bạn bực, trẻ sẽ coi đó là một điều thú vị! Con bạn có thể sẽ bắt chước bạn. Giờ thì trẻ không những không ngừng làm những gì bạn cố ngăn trẻ, mà trẻ sẽ còn vừa làm vừa la hét với giọng cáu kỉnh giống giọng của bạn! Và tình trạng này tôi gặp ở hầu hết các trẻ tôi biết, cho đến khi cha mẹ hiểu ra bản chất vấn đề.
Nếu bạn cáu lên khi phản ứng theo một quy luật thì cũng chẳng khá hơn. Trẻ TK có xu hướng bắt chước giọng bực tức hơn là giọng trung hòa. Vì thế khi con bạn nghe bạn bực, trẻ sẽ coi đó là một điều thú vị! Con bạn có thể sẽ bắt chước bạn. Giờ thì trẻ không những ngừng làm những gì bạn cố ngăn trẻ, mà trẻ sẽ còn vừa làm vừa la hét với giọng cáu kỉnh giống giọng của bạn! Và tình trạng này tôi gặp ở hầu hết các trẻ tôi biết, cho đến khi cha mẹ hiểu ra bản chất vấn đề.
Điều này rất khó tin với các cha mẹ nên tôi sẽ cho bạn một ví dụ nữa. Nếu trẻ trèo lên thành ghế sofa và nhảy xuống, và bạn sẽ nói "Không được! Không trèo lên ghế!" thì khả năng là con bạn sẽ vẫn trèo lên ghế để xem xem bạn có nói như vậy nữa không. Nếu bạn làm đúng vậy, thì tuyệt quá! Đây sẽ là một trò chơi dự đoán quy luật cho trẻ. Nếu bạn phạt trẻ ngồi yên ở ghế thì trò chơi sẽ có thêm phần mới. Trẻ sẽ trèo, bạn quát, trẻ nhảy xuống, bạn phạt trẻ ngồi ghế. Trò này càng nhộn hơn! Dưới con mắt của trẻ, đây là một trò chơi theo lộ trình route game.
Hãy nói cho trẻ nên làm gì và chỉ cho trẻ thấy cần làm gì.
Đừng bảo trẻ không được làm này nọ!
Mời bạn đọc thêm ở bài Đem tính dự đoán được vào các trò chơi Predictability II.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét