Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Trò chơi thế nào thì tốt cho giao tiếp?

Trò chơi phải làm cả hai người chơi thích thú

1. Làm ta thích chơi với nhau và cùng tham gia vào một hoạt động. Có nghĩa là một trò đơn giản có thể là trò hay nhất! Đừng nghĩ đến những gì phức tạp, mà hãy chọn cái gì vui nhộn!

2. Hãy chú ý đến biểu lộ nét măt, điệu bộ và động tác. Bạn quan sát để chia sẻ tình cảm và có thêm thông tin. Bạn quan sát để chắc chắn là trẻ hiểu và thích những gì bạn đang làm. Bạn quan sát vì bạn có thể cần có những điều chỉnh tinh tế hoặc làm đồng thời một số việc khác để đó sẽ là một giờ chơi thú vị. Để giúp con quan sát bạn tốt hơn, bạn có thể cần phải làm điệu bộ giao tiếp lâu hơn, kịch tính hơn, và hướng sự chú ý đến những tín hiệu giao tiếp tình cảm quan trọng để trẻ không bỏ sót chúng. Có thế bạn sẽ phải làm cho trò chơi bớt phần phức tạp để trẻ tập trung đến bạn thường xuyên hơn.

3. Hãy hưởng ứng với nhau. Nghĩa là cùng nhìn vào các vật, nhìn nhau và phản hồi lại những gì người kia làm. Bạn có thể làm được điều này bằng biểu lộ nét mặt, điệu bộ, âm thanh, hát, lời nói, có hoặc không có đồ chơi. Nếu trò chơi mà hay thì trẻ sẽ thích chơi kiểu này đến mức trẻ trở nên sẵn lòng và có thể chơi với bạn. Nếu trẻ chịu chơi lâu hơn với bạn, hưởng ứng hơn với các thứ bạn làm và đợi được nhiều lượt hơn so với tháng trước là bạn đã thành công rồi đấy. Tương tự, nếu bạn chơi với trẻ lâu hơn, hưởng ứng hơn với nhiều thứ trẻ làm hơn và chơi được nhiều lượt hơn tháng trước là bạn đã thành công rồi.

4. Bắt đầu và chọn trò chơi. Cả hai người đều phải biết cách bắt đầu trò chơi. Hãy đặt cho mỗi trò chơi một cái tên và dùng tên đó ngay cả khi trò đó đã biến đổi khác đi nhiều sau một thời gian. Nếu trẻ vẫn chưa nói, hãy chụp ảnh thứ gì đó tượng trưng cho trò chơi và luôn lấy ảnh ra khi bạn chơi trò đó. Đã đến giờ chơi trò Squish, bạn có thể nói vậy và lấy gối dựa ở ghế ngồi ra. Tranh ở đây có thể là hai cái gối chồng ở trên sàn phòng khách. Sau này, trò này có thể có cả đoạn nhảy lên lưng bố và bố dựa lưng vào ghế ngả - squishing in a new way. Không cần thiết phải đổi tranh, khi trò chơi có thay đổi. Dừng trò chơi khi trẻ vẫn còn thích trò đó, để tạo cơ hội cho trẻ khởi xướng trò chơi lại. Sẽ có lúc con bạn được quyết didnhj chơi gì và có lúc bạn quyết định. Nếu con bạn đòi quyết định mọi lúc, hãy sử dụng lịch trực quan để chỉ rõ ai sẽ là người quyết định trò tiếp theo. Ví dụ: 1) Trò của Andy 2) Trò của bố 3) Trò của Andy 4) Trò của bố 5) Ăn nhẹ. Gạch tên người đã đến lượt đi. Hãy giúp trẻ biết quyết định và chia sẻ quyết định với bạn. (Việc này được nêu rất tỉ mỉ trong phương pháp can thiệp RDI và tôi khuyên ban nên xem cuốn này
this book để đọc sâu thêm về chủ đề này.)

5. Hãy giao tiếp vì nhiều lý do trong khi chơi. Hãy nghĩ đến trò chơi như là việc tham gia vào hoạt động để thực tập các kiểu giao tiếp khác nhau. Bạn có thể chơi các trò để thực tập việc gọi, kể lại, trêu, lo lắng, băn khoăn, giải thích, nhớ lại, phân tích, từ chối, đùa, giả vời.... Một trò có thể kết hợp một hai ý tưởng trên như tròGọi tên
Calling Games on this page. Hãy xem một ví dụ đơn giản về chia sẻ cảm xúc ở trò Bowling Pin Gutter Game. Trò này chủ yếu là về diễn bộ mặt các trạng thái cảm xúc. Khi trẻ đã làm tốt trò này rồi, hãy chơi các trò giao tiếp với nhiều mục đích khác nhau phức tạp hơn. Tóm lại, trong một trò, bạn có thể kết hợp nhiều ý tưởng giao tiếp khác nhau như gọi, kể chuyện, và chia sẻ tình cảm.

6. Hãy kết hợp cả di chuyển trong trò chơi. Cùng di chuyển với nhau. (Đây là một ý tưởng rất hay của phương pháp RDI ). I loved this picture of kids walking together in homemade box shoes. What a simple moving together game! It would be hard to miss the fact that everybody had box shoes. Hãy tạo ra một không gian riêng để chơi, phối hợp di chuyển trong cách trò chơi đó để bạn và trẻ ở cạnh nhau khi di chuyển. Xem trò Cùng di chuyển Moving Together Game để thêm ví dụ về loại trò chơi này.

7. Cùng ôn lại kỷ niệm. Có thể dùng ảnh, video, hoặc ghi nhật ký để ghi lại những gì thú vị bạn đã cùng làm. Tôi thường nói với cha mẹ nếu bạn muốn giúp con có thêm kỹ năng ngôn ngữ mới, hãy tìm cách cùng chia sẻ kỷ niệm và làm việc này thường xuyên. Bạn có thể gợi nhớ lại lúc đó đã vui, sợ, khó khăn, ngộ như thế nào. Trẻ TK có xu hướng nhớ những gì đã xảy ra nhưng không nhớ cảm giác lúc đó thế nào. Nếu bạn nhớ lại việc gì vui vẻ, hãy giúp trẻ nhớ lại làm thế nào để có lại cảm xúc vui vẻ đó sau khi hoạt động đó kết thúc. Nhiều trẻ lại chỉ nhớ phần tiêu cực mà không nhớ phần tích cực của một sự việc. Ví dụ, nếu bạn có ảnh trẻ đang khóc ở sân bay khi đến thăm nàh bà, hãy chụp cả ảnh trẻ đang ngồi vui vẻ ở trên máy bay xem video. Nhớ đừng cố tránh phần tiêu cực, vì bạn sẽ có thể dạy được trẻ rất nhiều về giao tiếp khi bàn về phần này và còn giúp trẻ nhớ lại sự bình phục cảm xúc nữa.

8. Hãy giúp trẻ biết kiên tâm khi giao tiếp bị ngắt quãng. Khi giao tiếp bị đứt đoạn, nhiều trẻ TK trở nên vô cùng thu mình, hoặc bỏ chạy hoặc rối loạn cảm xúc emotional meltdown. Bạn hãy hiểu những hành vi này của trẻ là những ngắt quãng trong giao tiếp mà trẻ chưa biết cách sửa chữa. Bí quyết để dạy trẻ cách sữa chữa những trục trặc trong giao tiếp là bình tĩnh chỉ cho trẻ thấy giao tiếp đã bị làm rối lên như thế nào, cách nhắc lại một thông điệp, làm thế nào để làm rõ nghĩa, và làm thế nào để không bỏ cuộc quá dễ dàng. Hãy chỉ cho con thấy cần nói và làm gì khi trò chơi đi trệch hướng. Bạn hãy làm mẫu cách sửa chữa tình huống bằng cách nói những câu kiểu như sau, Mẹ chưa hiểu! Hãy nói lại rõ hơn nào! hoặc chỉ cho trẻ cách sử dụng những từ như Uh Oh!

9. Hãy thực hành khả năng linh hoạt
flexibility. Cha mẹ (và các trị liệu viên) có thể bị bế tắc khi lên kế hoạch chơi và kết cục là họ là tấm gương thiếu linh hoạt thay vì linh hoạt cho trẻ. Hãy coi chừng điều này. Hãy thêm vào những thay đổi nhỏ khi bạn chơi để trẻ có thể thấy dù có chút thay đổi, nhưng đó vẫn là trò chơi đó. Nên nói rõ ra nếu trẻ hiểu lời bạn nói. Ví dụ, hãy nói, đây là một cách chơi mới của trò này, chắc là cũng hay hoặc, Uh Oh! mẹ sẽ làm theo cách khác vậy. Cách này không được.

10. Hãy thực hành các từ vựng mới
vocabulary và các cách kết hợp từ mới word combinations. Mỗi lần chỉ dùng một vài từ mới thôi nếu trẻ mới biết nói. Nếu trẻ nói được nhiều rồi, hãy chủ ý thêm cách từ mới và cụm từ thú vị vào trò chơi. Khi trẻ thêm những từ mới và thú vị, hãy nhiệt tình hưởng ứng trẻ ngày cả nếu trẻ vẫn chưa thực sự biết cách sử dụng những từ mới đó chuẩn xác. Các từ và cụm từ mới thường làm trẻ rất thú, nhất là nếu từ đó kịch tính hoặc vui nhộn hoặc là âm thanh mạnh. Kính thưa bà con, mời bà con đến với đường đua mầu nhiệm của Andy! thì sẽ nhộn hơn là nói Con hãy làm một đường đua thật phê ở đây Andy.

11. Dừng chơi khi trò đó không còn vui nữa. Bạn nên dừng chơi khi bạn thấy mệt vì nếu không bạn sẽ truyền cho trẻ thông điệp bạn không còn thấy trò này vui nữa. Trẻ cần dừng chơi khi trẻ không còn thấy vui nữa nếu không trẻ sẽ không muốn chơi với bạn lần sau vì bạn không biết dừng khi trò đó không còn vui thú nữa. Đây không phải là trại lính mà là trò chơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails