Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Tư duy linh hoạt

Tư duy cũng giống như cơ bắp

Bạn có thể giúp trẻ phát triển tư duy linh hoạt hơn theo cách mà bạn làm cho cơ bắp linh hoạt hơn: bằng cách thử thách nhưng suy nghĩ mới mẻ trong mức độ chịu được và không vượt quá giới hạn đó.

Nếu bạn làm cho cơ bắp vượt quá ngưỡng chịu đựng, cơ bắp sẽ bị thương và quá trình tập linh hoạt hơn sẽ mất thời gian hơn. Giống như cơ bắp, tư duy cũng chỉ chịu được thử thách vừa phải nhưng tư duy sẽ chỉ thêm linh hoạt nếu bạn thử thách nó.

Tư duy linh hoạt là tư duy chấp nhận được, thậm chí thích thú những trải nghiệm mới. Một tư duy linh hoạt có thể học hỏi được từ những trải nghiệm mới và tổng hợp những thông tin mới với những thông tin đã học từ trước. Hầu hết chúng ta, cũng giống trẻ TK, sẽ bị lẫn lộn và ngợp nếu có quá nhiều thứ mới xảy ra cùng một lúc. Chúng ta sẽ mất tinh thần hoặc rút lui. Trẻ TK cũng vậy, và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ biết khi nào mình đã đưa ra quá nhiều thông tin mới hay thay đổi quá nhiều thứ.

Trẻ TK cần có khả năng tham gia và hiểu điểu gì đang diễn ra quanh mình, và thế nghĩa là chúng muốn cách hoạt động và lịch trình phải dự đoán được. Nhưng mục tiêu phải là dần dần giúp trẻ chấp nhận và cuối cùng thích thú những trải nghiệm và ý tưởng mới.

Quá trình "thử thách này" sẽ diễn ra thế nào?
Đây là một ví dụ từ buổi can thiệp của tôi. Tôi chơi búp bê với một bé gái tên là Rosita. Rosita không thích tôi sờ vào các con búp bê. Khi tôi nhặt búp bê lên, bé sẽ hét lên và nhìn tôi đôi chút (mà thường bé chỉ làm khi có gì quan trọng).
Tôi cân nhắc hai cách để thử thách tư duy của bé sao cho bé chịu chấp nhận tôi (và sau này là trẻ khác) và trò chơi của bé.

Cách 1
Tôi có thể làm một cái gì đó dễ dự đoán và thú vị với búp bê. Tôi hy vọng Rosita sẽ bắt đầu nhận ra quy luật đó khi tôi làm việc đó.

Tôi thử làm như sau: cho tất cả búp bê nằm úp mặt xuống và nói, Chúc ngủ ngon, búp bê bố. Ngủ thôi. Shhhhh. và ngay sau đó dựng tất cả búp bê dậy và nói, Dậy thôi, búp bê bố ơi! Dậy thôi búp bê mẹ ơi!

Lần trước chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu. Nhưng lần này thì không. Tôi nghĩ Rosita đã chuẩn bị sẵn tinh thần để tôi không xen ngang vào giờ chơi búp bê của bé.

Cách 2
Vì thế tôi chọn cách khác. Tôi gợi ý với Rosita là có một cách khác để cho tôi biết là cô bé khong thích tôi lấy búp bê đi. Tôi cho bé một giải pháp thay thế là hét.

Mỗi khi Rosita phản đối, tôi lại làm mẫu cho bé thấy bé có thể nói gì để tôi không lấy búp bê đi. Cô bé thích ý tưởng đó và tận dụng nó mọi dịp.
Chúng tôi thực hành việc này và cả hai đều đạt nguyện vọng hôm đó. Rosita thì toại nguyện vì đã bảo được tôi không sờ vào búp bê khi nói , cô không được sờ vào đó, TAHIRIH! mỗi khi tôi lấy búp bê. Tôi đạt được mục tiêu của mình là làm cho cô bé tương tác với tôi.

Tạo ra một trò chơi "không sờ vào"
Tôi sẽ làm ngón tay đi về phía búp bê bố, và nói, cô sẽ lấy búp bê bố. Và khi tôi sờ vào, Rosita sẽ nói tôi không sờ vào. Tôi sẽ thuận theo, lúc thì tự nguyện, lúc thì miễn cưỡng.
Rosita sẽ dần chấp nhận là tôi sẽ sờ vào búp bê. Cô bé chấp nhận vì tôi thường đưa trả lại ngay. Tư duy của bé hôm đó đã linh hoạt biết chấp nhận hơn.
Hơn nữa bé đã không còn tự chơi một mình với búp bê nữa nếu tôi cứ để bé chơi một mình. Mà , Rosita và tôi đã rất bận rộn với việc bàn xem tôi có được sờ vào búp bê không. Chúng tôi bất đồng một cách chủ động và hòa bình trong khoảng 20 phút gì đó.

Đây quả là một bước tiến tuyệt vời! Tiếp theo là gì nhỉ?

Khi Rosita và tôi chơi lần tới, tôi có thể nói với bé, một phút, rồi cô sẽ trả búp bê bố lại cho con. Tôi có thể chơi một lúc khoảng 1 phút một cách thú vị. Tôi có thể thử các ý tưởng, hy vọng, để cùng chơi với búp bê bé thích hoặc ít nhất bé chịu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails