Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

THỰC HIỆN MỘT CÁCH ĐỘC LẬP NHỮNG LỆNH VIẾT

Xã hội hóa, độc lập, 5 - 6 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, ĐỌC, 6 - 7 TUỔI
Mục đích: Cải thiện khả năng đọc và làm việc một cách độc lập.
Mục tiêu: Đọc và thực hiện lệnh viết đơn giản cho công việc và làm công việc đó một cách bình tĩnh và độc lập.
Dụng cụ: Hộp giày, giấy, bút chì.
Tiến trình:
- Bạn chuẩn bị cho trẻ một loạt chương trình bài tập bằng cách tập họp những công cụ mà trẻ làm và để chúng vào hộp giày, mỗi hộp một bài tập. Mỗi bài tập, bạn viết những lệnh ngắn và rất đơn giản và để chúng vào trong những hộp, phía trên công cụ.
- Bạn để tất cả những hộp giày vào một nơi quen thuộc, như trên một kệ mà trẻ có thể tự lấy dễ dàng.
- Bạn chỉ cho trẻ nơi để các hộp và nói với trẻ “lấy một hộp làm việc”. Những lần đầu bạn giúp trẻ trong các bài tập bằng cách chọn một hộp, mang nó đến bàn làm việc, đọc những lệnh và thi hành lệnh. Sau đó bạn bỏ công cụ vào hộp và đem hộp để trên kệ. Bạn thưởng trẻ khi trẻ làm xong.
- Bạn bảo đảm rằng những bài tập này là những bài trẻ có khả năng làm không trợ giúp. Điều quan trọng là những lệnh phải rõ và trẻ hiểu từng chữ. Ví dụ:
1) Không nói.
2) Chồng 4 khối.
3) Để lại những khối trong hộp.
4) Mang hộp.
5) Đến với mẹ để được bánh bít-quy.

TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 5 - 6 tuổi
KỸ NĂNG BẰNG LỜI, ĐỐI THOẠI, 5 - 6 TUỔI
Mục đích: Cải thiện khả năng tương tác xã hội.
Mục tiêu: Trả lời điện thoại một cách độc lập và phù hợp.
Dụng cụ: Điện thoại đồ chơi, nếu có thể được.
Tiến trình:
- Bạn làm bài tập này với trẻ trước khi cho phép trẻ nói chuyện điện thoại thật. Điện thoại đồ chơi thích hợp nhất, nếu có.
- Trước tiên bạn dạy trẻ cách nhắc điện thoại và nói “alô”. Có thể bạn dán hình một cái miệng và một lỗ tai ở hai đầu thích hợp của điện thoại để cho trẻ dễ dàng sử dụng điện thoại.
- Khi trẻ có khả năng nhắc điện thoại và nói “alô”, bạn dạy trẻ nói “Vui lòng chờ một chút” và gọi thành viên trong gia đình có điện thoại.
- Bạn làm bài tập bằng cách giả vờ gọi điện thoại cho mỗi thành viên trong gia đình.
- Khi trẻ đã quen cách này, bạn bắt đầu làm việc trên điện thoại thật. Bạn sắp xếp với người họ hàng hoặc với người bạn để người đó gọi vào giờ thích hợp sao cho trẻ có thể trả lời.
- Bạn sắp xếp trước với người đó những gì người đó phải nói để trẻ không cảm thấy quá lúng túng.
- Lặp lại bài tập này nhiều lần và khi trẻ đạt được nhiều sự an toàn, bạn làm đa dạng những yêu cầu của người gọi sao cho trẻ biết phản ứng vào một số tình huống khác nhau.
- Khi trẻ cảm thấy thoải mái trả lời điện thoại, bạn để trẻ trả lời điện thoại mỗi lần trẻ muốn, nhưng bạn đứng cạnh trẻ trong trường hợp trẻ cảm thấy lúng túng.

“TÔI CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI CỦA TÔI”

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 5 - 6 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI
KỸ NĂNG BẰNG LỜI, BIỂU CẢM, 3 - 4 TUỔI
Mục đích: Phân biệt đồ dùng cá nhân và đồ dùng người khác.
Mục tiêu: Biết cái gì thuộc về mỗi thành viên trong gia đình và cấm sử dụng đồ dùng người khác khi không được phép.
Dụng cụ: Đồ dùng của mỗi thành viên trong gia đình dễ phân biệt và thuộc về người đó, hộp giày, hình của thành viên trong gia đình.
Tiến trình:
- Bạn dán hình mỗi thành viên trong gia đình trên nắp hộp giày. Bạn chỉ mỗi hộp giày cho trẻ và nói: “Hộp này là đồ của mẹ… Hộp này là đồ của con…. Hộp này là đồ của anh con”, v.v… Cùng lúc bạn đưa cho trẻ một đồ vật và nói với trẻ đồ vật thuộc về ai. Bạn nói: “Đồ này là của mẹ”. Bạn giúp trẻ để đồ vật vào hộp đúng bằng cách lặp lại tên và chỉ vào hình trên hộp. Không để trẻ chơi đồ đó trừ khi vật đó là của trẻ. Nếu trẻ muốn chơi với đồ của ai khác, bạn ngăn trẻ lại nà nói: “Đồ này là của mẹ” và hướng dẫn trẻ để đồ đó vào hộp. Nếu trẻ chơi đồ của trẻ, bạn nói “Đúng rồi, đồ này là của con” và bạn để trẻ chơi với đồ đó trong vài phút.
- Khi trẻ quen với bài tập, bạn bắt đầu dạy trẻ xin phép chơi với đồ vật của người khác. Trong khung của bài tập này, bạn cho trẻ một đồ vật của thành viên khác trong gia đình.
- Bạn cho trẻ một đồ vật của anh trẻ và nói “Cái này là của anh con”. Bạn cầm tay trẻ và hướng dẫn trẻ đến người anh. Bạn giúp trẻ chỉ đồ vật cho anh trẻ và xin phép “Em muốn chơi”. Nếu anh trẻ nói “Được”, trẻ có thể chơi với đồ vật. Nếu anh trẻ nói “Không”, bạn hướng dẫn trẻ mang đồ vật về hộp và bỏ đồ vật vào hộp không chơi với nó.
- Khi trẻ biết chương trình của bài tập, bạn khái quát hóa kỹ năng này vào thời điểm khác.
- Khi trẻ bắt đầu lấy đồ gì không phải của trẻ, bạn ngưng trẻ lại, bảo trẻ mang đồ vật đó tới chủ của nó và xin phép. Bạn thưởng trẻ ngay khi trẻ biết xin phép.

VẼ MỘT CÁCH ĐỘC LẬP SAU NHỮNG LỆNH ĐƯỢC VIẾT

Xã hội hóa, độc lập, 5 - 6 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, HÌNH VẼ, 5 - 6 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, ĐỌC, 6 - 7 TUỔI
Mục đích: Cải thiện năng lực làm việc một cách độc lập và phát triển khả năng theo dõi lệnh viết đơn giản.
Mục tiêu: Đọc những lệnh viết đơn giản và vẽ một cách độc lập những gì lệnh đó yêu cầu.
Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu.
Tiến trình:
- Viết những lệnh đơn giản trên một hình mà bạn muốn trẻ vẽ (bạn đảm bảo là lệnh đó không vượt quá khả năng đọc hiểu của trẻ. Trẻ phải biết mỗi từ trong lệnh và có khả năng vẽ những gì được yêu cầu)
- Một lệnh tốt có thể là: “Con vẽ ba” hoặc “Con vẽ nhà” (Bạn đừng quên là mỗi từ trong lệnh nếu trẻ không hiểu sẽ làm trẻ nản lòng và làm cho bài tập trở nên vô ích).
- Sau khi viết lệnh, bạn đưa cho trẻ một miếng giấy, một bút chì bột màu và các lệnh. Bạn giúp trẻ đọc lệnh thứ nhất và bảo trẻ bắt đầu vẽ.
- Khi trẻ bắt đầu vẽ và bạn xa dần trẻ (bạn để mắt theo dõi trẻ để đảm bảo là trẻ chú ý).

- Khi bạn thấy trẻ vẽ gần xong, bạn trở lại gần trẻ và khen trẻ đã vẽ và đã làm theo lệnh.
- Khi trẻ quen vẽ theo lệnh, bạn đặt trên bàn, trước mặt trẻ 3 tờ giấy, 3 bút chì bột màu và 3 lệnh trò chơi khác nhau. Bạn nói với trẻ là khi trẻ làm xong 3 lệnh đó, trẻ sẽ nhận một phần thưởng đặc biệt.
- Lặp lại bài tập này cho tới khi trẻ có thể theo lệnh và vẽ một cách độc lập trong vòng 20 đến 30 phút.

VẼ MỘT CÁCH ĐỘC LẬP

Xã hội hóa, độc lập, 5 - 6 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, HÌNH VẼ, 5 - 6 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI
Mục đích: Phát triển khả năng làm việc độc lập và cải thiện năng lực vẽ.
Mục tiêu: Sao chép một cách độc lập một hình vẽ đơn giản.
Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu.
Tiến trình:
- Trước khi bắt đầu buổi dạy, bạn vẽ những hình ảnh đơn giản – mỗi hình trên một tờ giấy – những đồ mà bạn biết là trẻ đã vẽ. Ví dụ bạn có thể cho trẻ vẽ nhà đơn giản, cây hay là bóng của một người.
- Đưa cho trẻ một miếng giấy, một bút chì bột màu và một hình của bạn như hình nhà. Bạn chỉ hình của bạn và nói “nhà” sau đó chỉ cho trẻ tờ giấy của trẻ và nói “Con vẽ nhà”. Bạn nói với trẻ là khi trẻ vẽ xong, trẻ sẽ nhận được một phần thưởng tốt.
- Bảo trẻ bắt đầu vẽ và bạn xa dần trẻ để làm việc khác trong phòng (bạn để mắt theo dõi trẻ để đảm bảo là trẻ chú ý).
- Nếu trẻ bắt đầu vẽ nguyệch ngoạc hoặc ngưng vẽ khi bạn đi khỏi, bạn lại hướng trẻ chú ý đến hình và nói: “Con vẽ nhà” và nhắc trẻ phần thưởng. Chỉ cho trẻ phần thưởng khi trẻ thử sao chép hình một cách độc lập. Lúc đầu bạn bằng lòng với tất cả khuynh hướng sao chép hình mẫu, nhưng khi trẻ vẽ khá hơn, bạn hướng sự chú ý của trẻ về những phần hình trẻ vẽ còn thiếu và bảo trẻ bổ sung hình vẽ trước khi nhận phần thưởng.

TRÒ CHƠI “TÔI CẦN GÌ ?”

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 4 - 5 tuổi
Mục đích: Cải thiện mối tương tác và sự hiểu biết chức năng các đồ vật.
Mục tiêu: Tự nhận thấy những nhu cầu của người khác và phản ứng bằng đồ vật thích hợp.
Dụng cụ: Khăn giấy, áo len dài tay có cổ, lược.
Tiến trình:
- Đặt 3 đồ vật trên bàn trước trẻ, bạn làm điệu bộ biểu lộ bạn cần một trong 3 đồ vật đó. Ví dụ bạn làm ra vẻ run cầm cập để biểu lộ bạn lạnh và cần áo len. Bạn nói: “Con nhìn nầy” bạn làm điệu bộ và nói: “Cô cần gì?”.
- Lặp lại hành động này và chỉ 3 đồ vật. Nếu trẻ không phản ứng, bạn lặp lại hành động, chỉ vào áo len và nói “Con đưa cho cô áo len”.
- Nếu trẻ đưa cho bạn đúng đồ vật, bạn sử dụng đồ vật đó một cách thích hợp và nói “cám ơn”. Ví dụ bạn run cầm cập, trẻ đưa cho bạn áo len và bạn mặc áo len. Nếu bạn hắt xì, trẻ đưa cho bạn khăn giấy và bạn hỷ mũi. Hoặc là bạn làm rối bù tóc, trẻ phải đưa cho bạn cái lược và bạn chải tóc.
- Lặp lại tiến trình này cho tới khi trẻ hiểu điều bạn cần khi bạn làm điệu bộ và trẻ đưa đúng đồ vật.

TRÒ CHƠI GIẢ VỜ, MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 4 - 5 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 3 - 4 TUỔI
Mục đích: Phát triển khả năng tưởng tượng trò chơi và cải thiện tương tác xã hội.
Mục tiêu: Tích cực tham gia giai đoạn giả vờ khoảng 5 phút.
Dụng cụ: Thú nhồi bông.
Tiến trình:
- Khi trẻ đã bắt đầu tham gia vào những trò chơi giả vờ nhỏ (xem bài tập trước), bạn nhớ lại những gì bạn biết về sự vui thích của trẻ, bạn tưởng tượng ra và sọan thảo những đọan giả vờ trong 5 phút phức tạp hơn mà bạn sẽ chơi chung. Ví dụ bạn có thể giả vờ đi “săn gấu”. Bạn giấu thú nhồi bông vào một nơi nào trong nhà rồi bạn đi tìm con gấu đó. Bạn đi nhè nhẹ, nhón gót khắp nhà như thể bạn muốn bất thình lình tóm được con gấu. Bảo trẻ sục sạo những đồ vật xem có con gấu ở đó.
- Khi bạn tìm ra con gấu, bạn chạy trốn như thể là con gấu rượt đuổi bạn. Dựa vào trí tưởng tượng của bạn để bạn sọan thảo những câu chuyện khác để chơi (bạn đảm bảo là trẻ tham gia một cách tích cực).

CÔNG VIỆC NHÀ

Xã hội hóa, độc lập, 4 - 5 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, KẾT HỢP, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện khả năng làm việc một cách độc lập
Mục tiêu: Hoàn tất công việc nhà hữu ích không trợ giúp hoặc không bị theo dõi.
Dụng cụ: Khăn lau tay, chén, bát, thìa, nĩa, mâm đựng chén bát thìa nĩa.
Tiến trình:
- Bạn sắp xếp một vài công việc nhà đơn giản cho trẻ làm, để trẻ phát triển khả năng làm việc một cách độc lập và cho trẻ thấy trẻ hữu ích cho gia đình. Nếu cần, bạn tạo ra công việc như giũ khăn, hoặc xáo trộn bộ đồ ăn nhưng bạn làm điều này sao cho trẻ có cảm giác trẻ giúp bạn thực sự. Những công việc có thể là xếp khăn lau tay, phân lọai bộ đồ ăn vừa được rửa xong hoặc lau bụi một đồ đạc. (Bạn tưởng tượng ra những công việc nhưng chú ý là những công việc này phải đơn giản và thoải mái).
- Lúc đầu bạn ở cạnh trẻ và luôn có mặt khi trẻ cần giúp đỡ. Bạn xa dần nơi làm việc của trẻ khi trẻ quen làm việc một mình.
- Bạn thiết lập mỗi ngày một bảng để chỉ cho trẻ chính xác những gì trẻ phải làm và phần thưởng nào trẻ sẽ nhận khi trẻ hòan thành công việc.
- Khi “giai đọan làm việc” bắt đầu, bạn dẫn trẻ đến trước bảng, chỉ cho trẻ họat động trẻ phải làm. Tới một lúc nào đó, bạn thêm một công việc thứ hai lên bảng và xem trẻ có biết qua họat động thứ hai sau khi xong công việc đầu.
- Bạn khen trẻ khi trẻ hòan tất một công việc và cho trẻ phần thưởng ghi trên bảng. (Chú ý tiên liệu những họat động trẻ đã làm rồi và những họat động trẻ có thể làm không trợ giúp).

DỌN BÀN: CHÉN, BÁT, MUỖNG, NĨA

Xã hội hóa, độc lập, 3 - 4 tuổi
Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết những thói quen hằng ngày và phát triển khả năng giúp đỡ gia đình một cách hữu ích.
Mục tiêu: Đặt chén, bát, thìa, nĩa trên bàn đúng chỗ.
Dụng cụ: Chén, bát, thìa, nĩa, dĩa.
Tiến trình:
- Bạn bắt đầu chỉ cho trẻ đặt một lọai bộ đồ ăn. Bạn đưa một cái thìa và nói “Con nhìn, thìa” rồi đưa cho trẻ số thìa đúng để đặt lên bàn. Bạn cùng làm một vòng với trẻ dến tất cả vị trí. Bạn chỉ nơi phù hợp với thìa và nói “Con đặt thìa”.
- Nếu trẻ lúng túng bạn giúp trẻ đặt thìa vào vị trí đúng.
- Bạn lặp lại tiến trình này cho đến khi trẻ đặt được thìa ở mỗi vị trí.
- Bạn khen trẻ sau mỗi lần trẻ đặt được thìa.
- Sau khi bạn chỉ vị trí và ra lệnh miệng và trẻ đặt được thìa thường xuyên đúng, bạn dẫn trẻ đến một vị trí và ra lệnh miệng “Con đặt thìa”. Bạn xem trẻ có tìm được đúng vị trí đặt thìa mà không cần sự trợ giúp (bạn đảm bảo là tất cả phần còn lại phải được đặt đúng).
- Khi chỉ với lệnh bằng lời của bạn, trẻ đặt được thìa, bạn lặp lại tiến trình này với dao, nĩa.
- Khi trẻ có thể đặt được một lọai bộ đồ ăn và những lọai khác đang thực hành, bạn lặp lại tiến trình này bằng cách bảo trẻ đặt hai loại ở mỗi chỗ

TRÒ CHƠI CHO VÀ NHẬN

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 3 - 4 tuổi
KỸ NĂNG BẰNG LỜI, BIỂU CẢM, 2 - 3 TUỔI
Mục đích: Tăng sự ý thức và sự thích thú cho và nhận của người khác.
Mục tiêu: Cho người một đồ vật, ngược lại nhận một đồ vật và nói “cám ơn”.
Dụng cụ: Hộp lớn, đồ chơi nhỏ, bánh kẹo.
Tiến trình:
- Đối với bài tập này bạn cần nhờ một người khác, có thể là chị, cha của trẻ hoặc là bạn học.
- Bạn đặt hộp có chứa dụng cụ dưới đất, ngồi gần hộp với trẻ và chị của trẻ.
- Bạn nói với chị trẻ lấy một đồ vật trong hộp và đưa đồ vật đó cho bạn. Bạn nói “Cám ơn”. Rồi bạn bảo chị lấy một đồ vật khác trong hộp như xe ô tô mà trẻ thích và bảo chị đưa đồ vật đó cho trẻ. Bạn động viên trẻ lấy xe ô tô và nói “cám ơn”.
- Khi trẻ nói “cám ơn” hoặc điều gì gần giống, bạn bảo chị mỉm cười và nói với trẻ “không có chi” và ôm trẻ. Rồi bạn hướng dẫn trẻ lấy một đồ vật trong hộp và đưa đồ vật đó cho chị. Bảo trẻ phản ứng lại một cách phù hợp.
- Bạn tiếp tục làm bài tập này bằng cách cho và nhận giữa 3 người chơi cho đến khi tất cả các đồ vật được lấy ra khỏi hộp.
- Khi trò chơi này kết thúc, bạn cho phép trẻ chơi với đồ chơi mà trẻ đã nhận hoặc ăn bánh kẹo.
- Lúc đầu trẻ cần nhiều sự trợ giúp cho bài tập này và có thể có nhiều khó khăn để nói “cám ơn”.
- Lúc đầu bạn chấp nhận tất cả các câu trả lời nhưng dần dần bạn yêu cầu dùng từ chính xác hơn.

LAU BÀN

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 3 - 4 tuổi
Mục đích: Dạy cách sắp xếp tổ chức, sự chú ý và sự gắn bó với thói quen hằng ngày.
Mục tiêu: Lau bàn sau mỗi buổi dạy.
Dụng cụ: Mâm, miếng xốp, khăn giấy.
Tiến trình:
- Bạn giữ những dụng cụ của bài tập này luôn luôn ở một vị trí. Trước mỗi buổi tập, bạn kiểm tra tất cả dụng cụ có ở đúng chỗ và sẵn sàng để được sử dụng.
- Sau mỗi buổi tập tại bàn, bạn phải đi tìm mâm với trẻ để bảo trẻ đem tới bàn và đặt trên ghế.
- Lúc đầu bạn có thể giúp trẻ bưng mâm. Nếu trẻ có thể phối hợp bưng mâm có chén nước mà không làm đổ nhiều, bạn đổ một phần nước vào chén.
- Nếu trẻ không khả năng bưng chén nước thì bạn cho trẻ bưng mâm có chén không trong khi đó bạn bưng hủ nước nhỏ để rót đầy chén nước cho trẻ tại bàn.
- Bạn cầm bàn tay trẻ và chỉ cho trẻ cách lau bàn bằng miếng xốp ẩm ướt.
- Bạn đi qua mỗi giai đọan từ từ để trẻ không cảm thấy lúng túng.
- Cùng cách đó, mỗi lần, bạn dạy trẻ cách lau bàn, đi từ bìa ngoài và tiến về phía trong. Rồi bạn bảo trẻ để miếng xốp trên mâm và lặp lại tiến trình với khăn giấy để lau khô bàn. Sau cùng bảo trẻ mang mâm về chỗ cũ.
- Khi mâm được đặt lại chỗ cũ, buổi học kết thúc và trẻ có thời gian trống để làm những gì trẻ thích.

TRÒ CHƠI GIẢ VỜ ĐẦU TIÊN

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 3 - 4 tuổi
BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 2 - 3 TUỔI
Mục đích: Phát triển khả năng tưởng tượng để chơi.
Mục tiêu: Thực hiện một giai đoạn giả vờ đơn giản khoảng 2 phút.
Dụng cụ: Không có.
Tiến trình:
- Cố gắng cho trẻ bận tâm vào một họat động giả vờ ngắn. Lúc đầu những cảnh phải ngắn và đơn giản, có thể không quá một hoặc 2 câu ngắn kèm theo hành động dễ hiểu. Lúc đầu phải làm điều cơ bản giả vờ nhưng cố gắng kéo trẻ quan tâm đến những gì bạn làm. Trẻ cần nhiều trợ giúp để hiểu những gì bạn mong đợi nơi trẻ và bạn cũng phải nhẫn nại. Bạn cho trẻ tham gia vào bài tập bằng mọi cách có thể. Lúc đầu trẻ chỉ có thể bắt chước hành động của bạn mà không hiểu khái niệm trò chơi giả vờ.
- Lặp lại bài tập nhiều lần cho tới khi trẻ bắt đầu tham gia một cách tích cực.
- Những giai đọan giả vờ cơ bản có thể được hình thành như sau:
a) Gỉa sử cả hai chúng ta đều là cây. Bạn nói: “Chúng ta làm cây”. Bạn dang tay ra như nhánh cây và bảo trẻ bắt chước. Sau đó bạn nói: “kia là gió” và bạn vừa dùng miệng thổi, vừa vẫy cánh tay như là những nhánh cây lung lay trước gió. Cuối giai đọan.
b) Gỉa sử chúng ta đi du ngọan bằng ô tô. Bạn ngồi trên trường kỷ cạnh trẻ và bạn giả vờ lái ô tô. Bạn nói “Vrum-vrum” và bảo trẻ bắt chước cử chỉ của bạn. Bạn rời trường kỷ và giả bộ đóng cửa. Cuối giai đọan.
- Chú ý ngôn ngữ phải đơn giản nhưng luôn chỉ cho trẻ một cách rõ ràng có thể được những gì bạn giả vờ.

TƯƠNG TÁC VỐI CON RỐI

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 3 - 4 tuổi
KỸ NĂNG BẰNG LỜI, ĐỐI THOẠI, 2 - 3 TUỔI (KHÔNG BẮT BUỘC)
Mục đích: Cải thiện tương tác xã hội, khả năng tưởng tượng chơi, và không bắt buộc, tài đối thoại.
Mục tiêu: Sử dụng con rối cách thích hợp để tương tác cởi mở với con rối của người khác.
Dụng cụ: 2 con rối cầm tay.
Tiến trình:
- Bạn xỏ bàn tay của bạn vào con rối và sử dụng bàn tay đó để chơi với trẻ. Bạn dùng con rối để cù lét và tạo một cuộc đối thoại đơn giản bằng cách dùng giọng óc cho con rối.
- Động viên trẻ trả lời con rối một cách phù hợp. Cố gắng cho trẻ quan sát con rối thay vì quan sát mặt của bạn.
- Khi trẻ bắt đầu nắm khái niệm trò chơi con rối, bạn đưa cho trẻ chính con rối của trẻ và chỉ cho trẻ cách sử dụng. Cố gắng hướng dẫn trẻ sử dụng con rối của trẻ để tác động qua lại với con rối của bạn.
- Thử cù lét con rối của trẻ bằng con rối của bạn để trẻ phản ứng lại với con rối hơn là với bạn.
- Đầu buổi khám, trong thời gian ngắn, bạn thử kéo dài tương tác khi trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong trò chơi con rối.

CHƠI HÌNH KHỐI BẰNG SỰ HỢP TÁC

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 2 - 3 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, KIỂM SOÁT, 1 - 2 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 1 -2 TUỔI
Mục đích: Tăng khả năng tương tác và phát triển khái niệm đợi đến phiên trẻ.
Mục tiêu: Xây dựng tháp bằng hình khối xen kẻ với người dạy.
Dụng cụ: Hình khối.
Tiến trình:
- Bạn ngồi vào bàn hoặc dưới đất cạnh trẻ, đặt 3 hình khối trước trẻ và giữ cho bạn 3 hình. Bạn đặt một hình khối giữa bạn và trẻ vào một vị trí mà cả hai đều có thể lấy dễ dàng.
- Bạn chỉ vào một hình khối của trẻ và nói: “Con đặt một hình khối lên trên” và chỉ vào phía trên mặt khối mà bạn đặt lên bàn. Bạn hướng dẫn bàn tay trẻ để chồng khối thứ hai nếu cần.
- Khi trẻ đã đặt hình khối của trẻ, bạn đặt hình khối khác của bạn lên trên hình khối trẻ vừa chồng và chỉ hình khối khác của trẻ và nói: “Con đặt một hình khối lên trên”.
- Lặp lại tiến trình này cho tới khi tất cả các khối được chồng lên theo đúng thứ tự.
- Nếu trẻ muốn đặt một hình khối lên trong khi đến phiên bạn, bạn giữ bàn tay trẻ lại một giây, bạn đặt hình khối của bạn và tiếp tục trình tư.
- Khi trẻ bắt đầu nắm vững phương pháp, bạn giảm dần lệnh bằng lời và điệu bộ để xem trẻ có biết trước khi nào đến phiên trẻ không.

CHƠI BÚP BÊ

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 2 - 3 tuổi
BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện tương tác xã hội và phát triển khả năng chơi.
Mục tiêu: Hoàn thành một thói quen với búp bê qua 3 hoặc 4 giai đoạn.
Dụng cụ: Búp bê, bàn chải tóc, găng tay, lược.
Tiến trình:
- Cố gắng cho trẻ chăm sóc búp bê như bạn chăm sóc trẻ. Thiết lập cho trẻ những thói quen. Ví dụ, khi bạn chuẩn bị cho trẻ ngủ, bạn cũng bảo trẻ chuẩn bị cho búp bê ngủ. Khi bạn lau mặt cho trẻ, bạn giúp trẻ sử dụng găng tắm để lau mặt búp bê. Rồi bạn chải tóc cho trẻ, bạn đưa cho trẻ cái lược để trẻ cũng chải tóc cho búp bê. Sau cùng bạn có thể bảo trẻ cho búp bê vào giường, trong một cái hộp và đắp búp bê bằng một khăn lau tay như là cái mền trước khi bạn cho trẻ ngủ.
- Bạn gợi sự tưởng tượng của bạn để phát triển những thói quen khác, để giúp trẻ chăm sóc búp bê như bạn chăm sóc trẻ.
- Cố gắng giúp trẻ cảm nhận trách nhiệm chăm sóc búp bê như bạn cảm thấy trách nhiệm về sự chăm sóc của trẻ.

CHƠI TRỐN TÌM

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 2 - 3 tuổi
XÃ HỘI HÓA, ĐỘC LẬP, 2 - 3 TUỔI
VẬN ĐỘNG TỔNG QUÁT, THÂN THỂ, 2 - 3 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI
Mục đích: Ý thức được trốn, tăng ước muốn tìm thấy và phản ứng qua lại với người khác.
Mục tiêu: Tự trốn đối với người khác và sau đó tìm lại người đó khi họ trốn.
Dụng cụ: Không có.
Tiến trình:
- Bạn bắt đầu bài tập này bằng cách dạy cho trẻ “trốn”.
- Cho ba của trẻ hoặc bạn học ngồi trong phòng. Bạn cầm tay trẻ và nói “Con trốn ba đi”. Bạn dẫn trẻ đến phía sau cửa, sau ghế hoặc dưới bàn. Bạn chỉ dạy trẻ 3 nơi trốn khác nhau.
- Bạn lặp lại từ “trốn” suốt quá trình làm bài tập rồi bảo trẻ trốn vào một trong những nơi trốn.
- Bạn bảo người khác hỏi: “Con ở đâu?” rồi giúp trẻ đứng lên hoặc đưa tay lên để chỉ trẻ ở đâu. Người kia phải chạy về phía trẻ và ôm trẻ.
- Khi trẻ đã học trốn và tự cho người ta biết trẻ khi người ta gọi trẻ, bạn kêu người khác đến phiên họ trốn một trong những nơi trốn. Khi bạn gọi “Ba đâu?”, bạn giúp trẻ tìm người ra từ chỗ trốn và chạy về phía họ để ôm họ.
- Khi trẻ bắt đầu hiểu bài tập, bạn động viên trẻ trốn một mình không trợ giúp.

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 2 - 3 tuổi
VẬN ĐỘNG TỔNG QUÁT, THÂN THỂ, 2 - 3 TUỔI
Mục đích: Hiểu những gì người khác mong muốn.
Mục tiêu: Bỏ tờ giấy trong thùng rác khi ta yêu cầu.
Dụng cụ: Khăn giấy, thùng rác.
Tiến trình:
- Yêu cầu gia đình giúp bạn làm bài tập này sau mỗi bữa ăn. Khi ăn xong, bạn giúp trẻ gom khăn giấy của trẻ và bỏ vào thùng rác (bạn bảo đảm trẻ đi đến thùng rác không vấn đề). Bạn ra hiệu cho trẻ vứt khăn giấy của trẻ vào thùng rác rồi trở lại bàn.
- Lặp lại công việc này với khăn của những người khác nhưng mỗi lần một cái.
- Yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình đưa khăn của họ khi thấy trẻ và nói: “Con muốn vứt khăn này không?” vừa cười vừa nói “cám ơn” khi trẻ cầm khăn.
- Bạn khuyến khích các thành viên trong gia đình đánh giá cao những gì trẻ làm cho họ và cũng khuyến khích trẻ nhìn vào người mà trẻ lấy khăn (điều này có thể thực hiện khi trẻ nhìn người đưa khăn). Rồi bạn nói “cám ơn” và cười hoặc hôn trẻ.
- Khi trẻ có khả năng làm bài tập này tại bàn sau mỗi bữa ăn, bạn khái quát hóa công việc này bằng cách thỉnh thỏang trong ngày bảo trẻ vứt cái gì đó cho bạn (Chú ý, lệnh phải rõ ràng và trẻ biết giỏ rác ở đâu).

TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC VỚI XE TẢI

Xã hội hóa, tương tác cá nhân, 1 - 2 tuổi
VẬN ĐỘNG TỔNG QUÁT, CÁNH TAY, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Kích thích tương tác và cải thiện khả năng chơi.
Mục tiêu: Đẩy lùi xe tải đến người khác và quay lại.
Dụng cụ: Xe tải, bánh kẹo.
Tiến trình:
- Bạn ngồi dưới đất với trẻ, cách trẻ 1m và nói “Con nhìn,xe tải!”. Bạn đẩy xe tải chứa bánh kẹo mà trẻ thích về phía trẻ (bạn đảm bảo là trẻ quan sát bạn khi bạn để bánh kẹo phía sau xe tải).
- Sau khi trẻ nhận bánh kẹo, bạn khuyến khích trẻ đẩy xe tải về phía bạn.
- Lúc đầu cần có người thứ hai ngồi cạnh trẻ để giúp trẻ lấy bánh kẹo và đẩy xe tải. Khi trẻ đẩy xe tải, bạn chỉ cho trẻ bánh kẹo khác và lặp lại tiến trình.
- Lặp lại từ “xe tải” mỗi lần để trẻ quen nghe từ đó. Tiếp tục bài tập cho đến khi trẻ sắp hết hứng thú.

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails