Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Làm thế nào để cha mẹ giao tiếp và chơi với con tốt hơn?

Cha mẹ thường rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu khi con mình bị chuẩn đoán có TK. Mình sẽ nên làm gì trước tiên, sau đó nữa?

Tôi không thể trả lời tất cả các khía cạnh trong việc nuôi dạy một trẻ TK. Nhưng để giúp bạn biết cách bắt đầu như thế nào khi muốn dạy con chơi và giao tiếp, tôi gợi ý bạn đọc bài Làm thế nào để thay đổi cách nói chuyện của bạn trước sau đó đến phần Làm cho trò chơi có tính dự đoán I, rồi đến Chơi thế nào thì tốt cho giao tiếp. Bạn có thể đọc phần thảo luận về cách bắt đầu với trẻ rất hãy tự làm theo ý mình và không dễ tham gia vào tương tác xã hội ở blog của tôi,
Creating Common Ground.

Nếu trẻ vẫn chưa biết nói, hãy đọc bài Máy nói
Talking Buttons và nên cân nhắc việc mua bốn máy nói vì như thế việc dạy trẻ chơi các trò ở đây sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Sau những bài này, bạn có thể đọc phần Các bí quyết khi chơi theo bất cứ trật tự nào. Bạn hãy gửi cho tôi thêm gợi ý về bí quyết chơi nhé.

Cùng chơi chung đồ chơi

Khuyến khích trẻ chú ý đến bạn và một đồ chơi nào đó
Trẻ TK thường muốn điều khiển đồ chơi và các vật dụng khác khi chúng đang làm gì đó. Như đã giải thích ở đây
here, mọi trí lực của chúng đều tập trung vào đồ chơi. Bạn, người chơi cùng trẻ, thì chẳng hề được quan tâm đến! Điều này làm cho việc xây dựng kỹ năng giao tiếp và tương tác giữa bạn và con bạn trở nên khó hơn. Mà mục tiêu là để tạo ra một hoạt động mà bạn là một phần không thể tách rời trong giờ chơi của trẻ.

Dưới đây là một vài chiến thuật để giúp bạn khuyến khích con chú ý đến bạn và đồ chơi.

Bạn là người cung cấp đồ chơi
Hãy tưởng tượng trẻ muốn chơi xếp hình có khung. Bạn có thể ngồi cạnh trẻ và chơi xếp hình. Nhưng rất có thể con bạn sẽ lờ bạn đi. Thậm chí tệ hơn là trẻ có thể thấy bạn như người xen ngang. Trẻ có thể rất bực nếu bạn thậm chí dám sờ vào miếng xếp hình. Trẻ coi bạn như là rắc rối phiền hà!
Nhưng nếu bạn giữ tất cả miếng xếp hình và bạn nghĩ ra một cách đưa chúng cho trẻ thật sáng tạo, thì bạn sẽ không phải là người xen ngang nữa. Mà bạn đang cung cấp cho trẻ cái trẻ cần theo một cách rất thú vị.

Hãy cho trẻ đồ chơi một cách sáng tạo
Một số dụng cụ có thể giúp bạn cung cấp đồ chơi cho trẻ một cách thú vị. Đây là một số dụng cụ rất hữu hiệu trong việc tạo ra một khoảng cách nhỏ giữa bạn và đồ chơi trẻ thích.

xe tải đồ chơi toy trucks
máng nước
cầu trượt
ống
túi nhựa trong đóng miệng
cửa đóng

Sử dụng chúng thế nào? Hãy xem đoạn video sau!



Tự biết chuyển hướng chú ý
Chiến lược này dạy cho trẻ biết tự chuyển hướng chú ý giữa bạn và đồ chơi. Trẻ sẽ phải chú ý đến bạn vì bạn có thứ đồ chơi tiếp theo quan trọng! Trẻ sẽ tự đổi hướng chú ý để hoạt động tiếp tục diễn ra. Giờ bạn đang tương tác với trẻ một cách tích cực và vui vẻ.

Cơ hội để trao đổi bàn luận
Hãy tưởng tượng trẻ muốn chơi với nhận vật Pooh Bear characters. Là người đem đến đồ chơi, bạn thả những nhân vật này xuống ống máng. Trong đoạn video sau, chúng tôi dùng các vòng gỗ nhiều màu.

Giờ bạn đã có một cơ hội hoàn hảo để đưa giao tiếp có lời vào trò chơi. Bạn có thể nói "Con muốn gấu Pooh, không phải hổ hả!" "Con nhìn gấu Pooh!" "tạm biệt, gấu Pooh, gấu đang đến đây này!" trong khi bạn thả gấu xuống máng trượt, hoặc bạn lấy gấu Pooh Bear ra khỏi túi nhựa trong, hoặc bạn đặt gấu ở thùng xe tải và đẩy về phía trẻ.

Cũng giống máng trượt, xe tải cho bạn một cách thú vị đem đồ chơi đến cho trẻ. Bạn có thể nói, "Cho gấu lên xe, chở gấu đi!"

Hãy xem lại đoạn băng chơi với xe tải để xem chiến lược này hữu ích thế nào. Hãy nghĩ cách để sử dụng ngôn ngữ trong trò chơi này. Bạn đã có ý tưởng rồi đúng không?

Khi trẻ phản đối
Như bạn biết đấy, không phải lúc nào những chiến lược này cũng có thể dễ dàng tiến hành được dễ dàng, trôi chảy, không bị trẻ phản đố. Bạn hãy kiên định với điều này: Đồ chơi phải là từ bố hoặc mẹ cho và mỗi lần chỉ đưa 1 thứ thôi.

Nếu trẻ phản đối quá, hãy cất đồ chơi đi và thử lại vào dịp khác. Bạn có thể quay băng video mẫu cho trẻ xem quá trình chuyển tiếp. Hãy để trẻ theo dõi người khác chọn và lấy đồ chơi từng thứ một.

Hãy đối thoại khi đồ chơi trong tầm mắt trẻ nhưng ngoài tầm với của trẻ
Nếu bạn có một bộ sưu tập các vật mà con bạn thích, bạn có thể để trẻ nhìn thấy nhưng không thể lấy được những thứ này.

Hãy cho đồ vật vào một cái chai nắp đóng chặt. Hoặc túi nhựa hoặc lọ nhựa trong cũng được vì trẻ sẽ vẫn nhìn thấy mà không tự lấy được vật trẻ muốn. (I like zip lock bags. At least some kids don't know how to get in them.) You may need to clutch one end of the bag, though!

Ví dụ trẻ muốn bánh bích quy. Nếu bạn chỉ đưa trẻ bánh, thì chẳng có cơ hội nào để hai người tranh luận gì cả! Nhưng nếu cho 2 loại bánh vào hai túi trong khác nhau, bạn đã tạo ra cơ hội để trẻ phải trao đổi trước khi ăn!

Bạn có thể nói "Con muốn bánh màu hồng..." (chỉ vào bánh màu hồng) "hoặc bánh màu nâu?" (chỉ vào bánh đã ăn mất 1 phần). Bạn có thể nói "có thể Bố đã ăn mất rồi. Không được, Bố, không được ăn bánh nâu."

Bạn có thể nhìn lại hai cái bánh và nói, "Bánh hồng trông ngon ghê! Nào, đầu tiên lấy đĩa đã nào." Bạn có thể dẫn con ra chỗ lấy đĩa và nói "Ta cần một cái đĩa, rồi sau đó sẽ ăn bánh hồng." Khi không có đĩa trong tủ, bạn có thể nói "Đĩa đâu nhỉ? và tìm đĩa trong máy rửa bát.

Có thể như vậy đã quá nhiều lời với trẻ rồi. Hoặc bạn có thể kéo dài quá trình này hơn. Nhưng nếu không có túi nhựa trong thì cuộc đối thoại giữa bạn và trẻ về cái bánh có thể đã ngắn hơn.

Với cái túi ngăn không cho trẻ lấy được, trẻ sẽ có thêm động lực để phàn nàn về cái bánh nâu đã bị ăn mất một phần, lấy đĩa, rót thêm cốc sữa để uống cùng, đợi trong khi bạn rót sữa, ngồi xuống cùng với bạn (đối thoại với bạn) và sau đó ăn bánh cùng bạn.

Các nguyên tắc sử dụng máy tính

1. Hãy quyết định khi nào con bạn sẽ sử dụng máy tính một cách chủ động, và khi nào thì hạn chế như là ti vi. Máy tính có tiềm năng trở thành một công cụ giáo dục tuyệt vời và cũng tiềm năng trở thành mối gây hại khủng khiếp cho sự phát triển về xã hội của con bạn.

2. Hãy sử dụng máy tính như một động cơ xã hội (social motivator) hơn là một khoảng nghỉ giải lao xen giữa các can thiệp về xã hội. Có nghĩa là tìm những cách để tương tác với con bạn và giúp con bạn tương tác với các người khác bằng máy tính và nhấn mạnh rằng máy tính được sử dụng như là một công cụ xã hội.

3. Không vội vàng dạy con bạn có thể sử dụng máy tính độc lập. Ví dụ, không vội vàng dạy con sử dụng con chuột mà thay vào đó hãy giữ điều khiển con chuột càng lâu càng tốt. Sẽ tiến hành được nhiều hơn các can thiệp xã hội một cách tự nhiên nếu bạn điều khiển chuột. Ngay từ đầu, hãy lần lượt quyết định những gì sẽ làm với máy tính. Sử dụng chiến lược “đến lượt con, đến lượt mẹ” ngay từ lúc bắt đầu. Tất nhiên bạn là người lớn không xếp lượt để chơi các trò chơi máy tính này, nhưng bạn cũng vẫn chơi khi đến lượt bạn, như vậy con bạn có thể học cách cho bạn và người khác cùng chơi trên máy tính, điều này cũng thiết lập cho con bạn có thể chơi với các bạn hay với anh chị em của cháu trên máy tính.

4. Ngay từ khi bắt đầu, hãy dạy con bạn cách dừng chơi máy tính mà không khó chịu. Không bao giờ cho con bạn chơi máy tính thêm một chút nào với lí do con phải miễn cưỡng dừng sử dụng. Hãy sử dụng đồng hồ đếm thời gian, đồng hồ, hoặc biể đồ thời lượng (duration chart) để con bạn biết cháu có thể sử dụng máy tính trong bao nhiêu lâu. Sử dụng thời gian biểu bằng hình hoặc bằng chữ viết để con bạn biết cháu sẽ làm gì sau khi rời khỏi bàn máy tính. Nếu cần thiết, đặt một tờ giấy to có ký hiệu dừng lại gần chỗ máy tính và đặt nó lên trước máy tính khi đã đến giờ dừng chơi máy tính, và để tờ giấy đó sử dụng tiếp cho đến khi con bạn rất OK khi sử dụng máy tính lần tiếp theo.

5. Hãy giúp con bạn sử dụng những kiến thức mới hoặc những kỹ năng mới học từ máy tính ở những nơi khác và trong những hoàn cảnh thực tế xã hội. Ví dụ, nếu con bạn đang chơi máy tính trò chơi Dora game: Dora đi tìm châu báu ở đâu và Tên cướp Swiper cố gắng ăn trộm châu báu một cách định kỳ, sau đó cải biên thành trò chơi bạn cũng đi tìm châu báu cùng với con bạn ở quanh nhà. Không dừng lại ở mức này – dành thời gian để nghĩ ra làm thế nào để tổng quát hóa bước này: áp dụng cho bất cứ các trò chơi trong máy tính mới nào bạn giới thiệu cho con bạn nếu có thể. Xu hướng trẻ trong phổ tự kỷ học từng phần rời rạc, và không có sự kết nối giữa những gì được học ở trường hợp này với những gì học ở trường hợp khác. Máy tính trở thành như một thế giới ảo thay thế và những kỹ năng học được trong máy tính không có tác dụng trong thế giới thực tế. Hãy nói rõ cho trẻ về việc dạy các mối quan hệ giữa các thông tin học được ở nhiều nơi khác nhau. Con hãy nhìn, bố đang chơi như là tên cướp. Bố không cướp, bố không cướp, bố không cướp.

6. Không cho con bạn chơi những trò chơi làm tăng các hành vi hung hăng. Các em càng xem nhiều các đoạn băng làm tăng thêm các hành vi hung hăng thì càng hung hăng hay phá hoại các thứ. Nhiều gia đình cuối cùng phải loại bỏ (hoặc cất đi chỗ khác trong một vài năm) một bộ chơi game đắt tiền mà họ có thể mua vì yêu con, là vì những trò chơi ở bộ chơi game đó gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ. Trẻ trong phổ tự kỷ, theo định nghĩa, có hồ sơ phát triển không bình thường, có nghĩa trẻ đó có thể phát triển ở mặt này hơn các mặt khác. Nhiều trẻ trong phổ tự kỷ phát triển về mặt cảm xúc kém xa so với về trí tuệ, và như vậy bạn hãy tự phán đoán, chứ không căn cứ vào độ tuổi của con bạn để chọn hoạt động với máy tính nào là có tính giáo dục và thích hợp.

7. Hãy thận trọng rằng sự kiên quết hạn chế máy tính của bạn có thể giảm tác dụng nếu bạn không cẩn thận. Vâng, máy tính có thể dạy con bạn nhưng kỹ năng mới. Và vâng, con bạn có thể thực sự thích thú thời gian sử dụng máy tính...Nhưng tôi đã thấy nhiều cặp cha mẹ phải đấu tranh với đứa trẻ nghiện máy tính và coi máy tính như là thuốc độc. Tôi cũng thấy những trẻ muốn gây bạo lực để có thêm thời gian chơi máy tính. Tôi là một người tự biết mình là yếu đuối, là bậc cha mẹ mà để cho các con tôi bước qua tôi, nhưng tôi sẽ nói cho bạn với tất cả sự khiêm nhường rằng máy tính là một trong những chỗ mà bạn cần phải đặt giới hạn và không cho con bạn sử dụng đáp ứng theo nhu cầu của con được. Việc sử dụng máy tính không kiểm soát được là một tiềm năng gây phá hủy gia đình, cũng tương tự việc cho con bạn xem quá nhiều đĩa hình, hoặc cho con bạn được đòi hỏi bạn mua bất cứ thứ gì khi bạn đi mua bán, hoặc cho con bạn đòi hỏi bạn làm cho nó một món gì khác vào bữa ăn tối. Có những nhu cầu của trẻ có thể đoán được chắc chắn, nếu bạn nhượng bộ với trẻ, có thể làm cho cuộc sống gia đình rất khó khăn và làm hại hơn là có lợi cho con bạn. Sử dụng máy tính không kiểm soát được là một trong những điều đó. Ngay cả những người thiếu kiên quyết như chúng ta cũng có thể ôm máy điện thoại vì một chuyện gì đó.

8. Máy tính là một dụng cụ tuyệt vời đối với tất cả chúng ta, và nhiều người trong chúng ta thích máy tính một cách quá mức, nhưng tất cả chúng ta phải học sử dụng máy tính mức độ và đúng mức – bao gồm cả con trong phổ tự kỷ của bạn. Việc này làm cho dễ dàng hơn để giải quyết chủ động vấn đề này, còn hơn là tạo sự thay đổi các nguyên tắc trong gia đình, nhưng nếu cần thiết, hãy cất máy tính đi, sau vài tháng thì bắt đầu lại với những qui tắc mới. Máy tính có tiềm năng làm phong phú cuộc sống của con bạn hiện tại và suốt đời nếu bạn giúp con bạn sử dụng máy tính một cách thích hợp.

9. Có những cách sáng tạo gần như không có giới hạn mà bạn có thể sử dụng máy tính để giúp con bạn học các kỹ năng và thông tin, để kết nối con bạn với người khác, để tận hưởng thời gian bên con bạn để học hỏi cộng đồng và những điều thú vị mới. Hãy lập ra các nguyên tắc sử dụng máy tính và cùng vui thích với máy móc, tất cả cái đó có thể làm cho con của bạn.

Những từ diễn tả cái không trọn vẹn

Máy nói

Làm thế nào để thay đổi cách nói chuyện của bạn

Trước tiên: Hãy trờ thành đối tác giao tiếp tốt hơn

Bạn học cách giao tiếp khác đi thì sẽ dễ hơn là trẻ học. Hãy cố gắng thay đổi thói quen giao tiếp của mình để bạn trở thành đối tác giao tiếp tốt hơn trước khi bạn cố gắng dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp mới. Hãy học lấy 3 điều sau.

1) nói câu ngắn thôi
2) hỏi ít hơn
3) thể hiện cho trẻ thấy bạn định nói gì

Tại sao 3 điều này quan trọng?


Hãy thử tưởng tượng bạn đang học ngoại ngữ. Bỗng nhiên bạn đến một thành phố mới mà không có phiên dịch. 3 điều gì sẽ giúp bạn học ngoại ngữ nhanh nhất? Giờ chắc bạn đã thấy sự cần thiết của 3 điều này rồi phải không? Sẽ dế hơn cho bạn nếu người dân ở đó nói câu ngắn, không hỏi bạn nhiều những câu bạn không thể trả lời được, và thể hiện ra điều họ muốn nói.

Nhưng nếu con tôi hiểu hết những gì tôi nói thì sao?

Đây là tin buồn Trẻ của bạn hiểu ít hơn, chứ không nhiều hơn mức bạn tưởng. Tôi thường quay băng và xem lại cùng bố mẹ để chỉ cho họ thấy điều này hoàn toàn có thật, không ngờ lại là sự thật. Ngay cả bản thân tôi cũng thường hay nghĩ trẻ hiểu nhưng thật ra không phải thế và khi xem lại băng quay tôi nhận ra điều đó. Bạn dễ tự cho rằng khi mình giao tiếp, mọi người hiểu mình. Trẻ đôi khi có thể hiểu bạn vì tình huống đó quen thuộc hoặc vì trẻ tập trung vào bạn lúc đó hoặc vì bạn đã gợi ý bằng trực quan cho trẻ mà bạn không nhận ra. Nhưng hiểu nhầm là chuyện thường tình hơn là ngoại lệ với trẻ TK.

Nếu con bạn nhiều hơn những gì trẻ có thể nói, việc sử dụng 3 điều này vẫn có tác dụng. Trẻ sẽ dễ sử dụng dạng câu mà bạn dùng nếu câu ngắn hơn, cụ thể hơn, và dễ nói hơn. Dần dần, bạn sẽ dạy trẻ cấu trúc ngôn ngữ phức tạp hơn, hy vọng là trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp được trẻ. Nhưng với trẻ không có nhiều ngôn ngữ của chình mình, ba điều này rất quan trọng.

Nếu trẻ không chịu lắng nghe thì làm thế nào?

Tin mừng là: Trẻ sẽ lắng nghe bạn hơn, tìm cách bắt chước những gì bạn nói hơn, và thích tương tác lới bạn hơn nếu bạn áp dụng 3 điều này. Nhiều trẻ không chú ý đến lời nói nữa chỉ vì nó quá khó hiểu. Nếu bạn làm cho lời nói dễ hiểu hơn, thì những trẻ này sẽ lại chăm chú nghe.

Tôi sẽ học 3 điều này như thế nào?

Câu ngắn: bạn có thể truyền đạt cùng ý tưởng đó nhưng dùng ít từ hơn. 1) "Anna, con yêu, mẹ cầm nhiều thứ không xuể tay, con giúp mẹ mang chồng tất này lên gác được không?" 2) "Anna (đặt chồng tất vào tay trẻ), giúp mẹ, mang lên gác (chỉ lên gác)."

Bí quyết: Hãy nói câu chỉ dài hơn câu trung bình của trẻ từ 1 đến 3 từ. Không áp dụng cái này với lời thoại (Scripted Language)

Nếu câu nào tôi nói cũng là câu hỏi thì sao?

Đây là xu hướng mà tôi thấy hầu hết các cha mẹ đều mắc phải và hầu hết cha mẹ đều phải mất đến 3 tuần để quen với việc kể chứ không hỏi. Ví dụ kể là " Đây là Kitty". Hỏi là "Đây là cái gì?"

Hãy giảm thiểu câu hỏi chỉ hỏi những câu hỏi thực sự: Khi hội thoại với con hàng ngày, hãy chỉ hỏi con khi con biết câu trả lời và khi bạn chưa biết câu trả lời thôi. "Con muốn nước quả hay sữa?" là câu hỏi thực sự. "Cái này màu gì?" là kiểm tra nhỏ vì bạn đã biết nó mầu gì rồi. Nếu bạn muốn dạy trẻ thêm từ mới, hãy dạy như tôi trình bày ở bài Dạy trẻ từ vựng mới teach your child new vocabulary.

Chỉ cho trẻ thấy điều bạn muốn nói

Hãy dùng demo, các trợ giúp trực quan, và ngôn ngữ Lời thoại (Scripted Language) để giúp trẻ hiểu bạn muốn nói gì.

Demo: Bạn nên nói "Xem nhé! Mẹ làm cho con xem này" thường xuyên đến mức trẻ phải quay sang bạn ngay khi bạn nói vậy và xem bạn sẽ làm gì tiếp. Hãy dùng trợ giúp trực quan như hình hai cái mắt để nhắc trẻ nhìn.

Bạn có thể diễn tả nghĩa những gì bạn nói một cách nôm na khi bạn nói về điều bạn làm. Ví dụ "Đây là nước quả. Mẹ sẽ rót nước quả. Một chút thôi. Không nhiều quá. Oh! Con muốn nữa à. Con có thể nói "Thêm nước quả". Mẹ sẽ rót thêm một ít nữa. Nữa à? Con khát nhỉ! Mẹ sẽ rót thật nhiều!" Đây là chiến lược "nói song song". Nghĩa là vừa nói vừa làm. Hãy nhớ bí quyết này và sử dụng câu độ dài vừa phải.

Trợ giúp trực quan: Trợ giúp trực quan là những gì có thể nhìn trực quan được giúp trẻ hiểu rõ hơn. Có rất nhiều web sites bàn về chủ đề này và tôi khuyên bạn nên dành thời gian ở đó. Tôi dùng ảnh, và tất nhiên cả video clips, và tôi sẽ dùng ngôn ngữ viết ngay khi trẻ tỏ ra quan tâm. Tôi sẽ nói thêm về phần này.

Lời thoại (Scripted Language): Là một tập hợp các từ hoặc đoạn câu mà trẻ sẽ hiểu ngay vì bạn rất hay nói đến. Một khi trẻ đã nghe những từ đó đến mức độ rất hiểu, bạn sẽ dùng những lời thoại đó để giúp trẻ tập trung sang bạn và hiểu dù nhiều phần lời nói trẻ không thật sự hiểu. Bạn có thể bắt đầu với một vài lời thoại mà bạn rất hay dùng trong nhiều hoạt động, trò chơi. Dần dần bạn sẽ thêm nhiều lời thoại khi bạn thấy trẻ hiểu hơn.

Ví dụ, ban đầu bạn bắt đầu với câu thoại "Sẵn sàng, chuẩn bị, tiến!" để dạy trẻ biết là bạn muốn nói là, "ở đây sắp xẩy ra một việc!" Nhiều video clips ở trang này sử dụng ngôn ngữ này. When you use language routines, you will use the exact same words, said, perhaps even in the exact same way, so that your child becomes familiar with the word combination and the melody of the phrase. "Uh Oh!" means that something bad just happened. "Yikes!" means the same thing. But with children who are just learning to put words together, you may not want to have too many ways to say that something bad just happened. Restrict yourself to "Uh Oh!" and "Yikes" and use these instead of "Oh...What happened now?" and "This is a mess!" and the thousand and one other ways that you could discuss a recent disaster. Khi vốn ngôn ngữ của trẻ đã khá hơn, bạn có thể tăng số lời thoại lên và sử dụng nhiều ngôn ngữ của riêng mình hơn--nhớ là phải sử dụng demo và thận trọng quan sát xem trẻ có thực sự hiểu bạn nói gì không. Mục đích là để trẻ sẽ dần thấy bạn là một người dễ hiểu..

Ví dụ các kiểu lời thoại

Đã xong

Một lần/cái nữa là xong

Đầu tiên/Sau đó

Sẵn sàng...chuẩn bị...làm!

Đến lượt mẹ/con

Khó phết!

Xem đã

Con đang buồn!

Con đang tức!

Con đang vui!

Con vẫn ổn

Ở đâu rồi?

Tìm đi!

Lại đây!

Cái đó khác!

1,2,3

Bye bye

Oh!

Không!

Chà!

Ồn quá!

Đi chỗ khác!

Chúng ta sẽ ổn

Con làm đi!

Xin lỗi!

Thử lại nhé

Ngạc nhiên chưa!

Wow!

Hmmmm.

Mẹ có tin vui!

Mẹ có tin buồn!

Để mẹ nghĩ đã

Đợi đã nào

Dừng/thôi

Của mẹ

Tôi thường nói những từ này kèm với động tác cử chỉ minh họa.

Tại sao tôi không được dùng từ "nữa"?

Bạn có thể thấy là tôi không cho từ "nữa" vào danh sách này. Đó là bởi vì từ này thường sẽ trở thành một từ a cognitive pothole word. Nó mầu nhiệm đến mức con bạn sẽ sử dụng nó cho mọi thứ thay cho các từ khác. Nó có nghĩa "Con muốn một thứ" "Hãy bật đồ chơi ấy đi" "Làm lại đi" "Con muốn cái nữa" "làm ơn" "đi" "cho con". Mà tôi thì muốn dạy trẻ những từ cụ thể, nếu được, để diễn đạt những gì trẻ thực sự muốn.

What about sign language?
About Signing: By all meanslearn and use ASL signs or use the Baby Signs if your child has trouble imitating signs since these are a little less challenging in terms of motor skills! Use ASL signs along with demonstrations, visual supports and Scripted Language Routines. The aim is that you increase your child's understanding when you communicate with your child.
A few useful signs are explained at this site. Many other sites on the Internet will help you lean useful signs.

Trò chơi thế nào thì tốt cho giao tiếp?

Trò chơi phải làm cả hai người chơi thích thú

1. Làm ta thích chơi với nhau và cùng tham gia vào một hoạt động. Có nghĩa là một trò đơn giản có thể là trò hay nhất! Đừng nghĩ đến những gì phức tạp, mà hãy chọn cái gì vui nhộn!

2. Hãy chú ý đến biểu lộ nét măt, điệu bộ và động tác. Bạn quan sát để chia sẻ tình cảm và có thêm thông tin. Bạn quan sát để chắc chắn là trẻ hiểu và thích những gì bạn đang làm. Bạn quan sát vì bạn có thể cần có những điều chỉnh tinh tế hoặc làm đồng thời một số việc khác để đó sẽ là một giờ chơi thú vị. Để giúp con quan sát bạn tốt hơn, bạn có thể cần phải làm điệu bộ giao tiếp lâu hơn, kịch tính hơn, và hướng sự chú ý đến những tín hiệu giao tiếp tình cảm quan trọng để trẻ không bỏ sót chúng. Có thế bạn sẽ phải làm cho trò chơi bớt phần phức tạp để trẻ tập trung đến bạn thường xuyên hơn.

3. Hãy hưởng ứng với nhau. Nghĩa là cùng nhìn vào các vật, nhìn nhau và phản hồi lại những gì người kia làm. Bạn có thể làm được điều này bằng biểu lộ nét mặt, điệu bộ, âm thanh, hát, lời nói, có hoặc không có đồ chơi. Nếu trò chơi mà hay thì trẻ sẽ thích chơi kiểu này đến mức trẻ trở nên sẵn lòng và có thể chơi với bạn. Nếu trẻ chịu chơi lâu hơn với bạn, hưởng ứng hơn với các thứ bạn làm và đợi được nhiều lượt hơn so với tháng trước là bạn đã thành công rồi đấy. Tương tự, nếu bạn chơi với trẻ lâu hơn, hưởng ứng hơn với nhiều thứ trẻ làm hơn và chơi được nhiều lượt hơn tháng trước là bạn đã thành công rồi.

4. Bắt đầu và chọn trò chơi. Cả hai người đều phải biết cách bắt đầu trò chơi. Hãy đặt cho mỗi trò chơi một cái tên và dùng tên đó ngay cả khi trò đó đã biến đổi khác đi nhiều sau một thời gian. Nếu trẻ vẫn chưa nói, hãy chụp ảnh thứ gì đó tượng trưng cho trò chơi và luôn lấy ảnh ra khi bạn chơi trò đó. Đã đến giờ chơi trò Squish, bạn có thể nói vậy và lấy gối dựa ở ghế ngồi ra. Tranh ở đây có thể là hai cái gối chồng ở trên sàn phòng khách. Sau này, trò này có thể có cả đoạn nhảy lên lưng bố và bố dựa lưng vào ghế ngả - squishing in a new way. Không cần thiết phải đổi tranh, khi trò chơi có thay đổi. Dừng trò chơi khi trẻ vẫn còn thích trò đó, để tạo cơ hội cho trẻ khởi xướng trò chơi lại. Sẽ có lúc con bạn được quyết didnhj chơi gì và có lúc bạn quyết định. Nếu con bạn đòi quyết định mọi lúc, hãy sử dụng lịch trực quan để chỉ rõ ai sẽ là người quyết định trò tiếp theo. Ví dụ: 1) Trò của Andy 2) Trò của bố 3) Trò của Andy 4) Trò của bố 5) Ăn nhẹ. Gạch tên người đã đến lượt đi. Hãy giúp trẻ biết quyết định và chia sẻ quyết định với bạn. (Việc này được nêu rất tỉ mỉ trong phương pháp can thiệp RDI và tôi khuyên ban nên xem cuốn này
this book để đọc sâu thêm về chủ đề này.)

5. Hãy giao tiếp vì nhiều lý do trong khi chơi. Hãy nghĩ đến trò chơi như là việc tham gia vào hoạt động để thực tập các kiểu giao tiếp khác nhau. Bạn có thể chơi các trò để thực tập việc gọi, kể lại, trêu, lo lắng, băn khoăn, giải thích, nhớ lại, phân tích, từ chối, đùa, giả vời.... Một trò có thể kết hợp một hai ý tưởng trên như tròGọi tên
Calling Games on this page. Hãy xem một ví dụ đơn giản về chia sẻ cảm xúc ở trò Bowling Pin Gutter Game. Trò này chủ yếu là về diễn bộ mặt các trạng thái cảm xúc. Khi trẻ đã làm tốt trò này rồi, hãy chơi các trò giao tiếp với nhiều mục đích khác nhau phức tạp hơn. Tóm lại, trong một trò, bạn có thể kết hợp nhiều ý tưởng giao tiếp khác nhau như gọi, kể chuyện, và chia sẻ tình cảm.

6. Hãy kết hợp cả di chuyển trong trò chơi. Cùng di chuyển với nhau. (Đây là một ý tưởng rất hay của phương pháp RDI ). I loved this picture of kids walking together in homemade box shoes. What a simple moving together game! It would be hard to miss the fact that everybody had box shoes. Hãy tạo ra một không gian riêng để chơi, phối hợp di chuyển trong cách trò chơi đó để bạn và trẻ ở cạnh nhau khi di chuyển. Xem trò Cùng di chuyển Moving Together Game để thêm ví dụ về loại trò chơi này.

7. Cùng ôn lại kỷ niệm. Có thể dùng ảnh, video, hoặc ghi nhật ký để ghi lại những gì thú vị bạn đã cùng làm. Tôi thường nói với cha mẹ nếu bạn muốn giúp con có thêm kỹ năng ngôn ngữ mới, hãy tìm cách cùng chia sẻ kỷ niệm và làm việc này thường xuyên. Bạn có thể gợi nhớ lại lúc đó đã vui, sợ, khó khăn, ngộ như thế nào. Trẻ TK có xu hướng nhớ những gì đã xảy ra nhưng không nhớ cảm giác lúc đó thế nào. Nếu bạn nhớ lại việc gì vui vẻ, hãy giúp trẻ nhớ lại làm thế nào để có lại cảm xúc vui vẻ đó sau khi hoạt động đó kết thúc. Nhiều trẻ lại chỉ nhớ phần tiêu cực mà không nhớ phần tích cực của một sự việc. Ví dụ, nếu bạn có ảnh trẻ đang khóc ở sân bay khi đến thăm nàh bà, hãy chụp cả ảnh trẻ đang ngồi vui vẻ ở trên máy bay xem video. Nhớ đừng cố tránh phần tiêu cực, vì bạn sẽ có thể dạy được trẻ rất nhiều về giao tiếp khi bàn về phần này và còn giúp trẻ nhớ lại sự bình phục cảm xúc nữa.

8. Hãy giúp trẻ biết kiên tâm khi giao tiếp bị ngắt quãng. Khi giao tiếp bị đứt đoạn, nhiều trẻ TK trở nên vô cùng thu mình, hoặc bỏ chạy hoặc rối loạn cảm xúc emotional meltdown. Bạn hãy hiểu những hành vi này của trẻ là những ngắt quãng trong giao tiếp mà trẻ chưa biết cách sửa chữa. Bí quyết để dạy trẻ cách sữa chữa những trục trặc trong giao tiếp là bình tĩnh chỉ cho trẻ thấy giao tiếp đã bị làm rối lên như thế nào, cách nhắc lại một thông điệp, làm thế nào để làm rõ nghĩa, và làm thế nào để không bỏ cuộc quá dễ dàng. Hãy chỉ cho con thấy cần nói và làm gì khi trò chơi đi trệch hướng. Bạn hãy làm mẫu cách sửa chữa tình huống bằng cách nói những câu kiểu như sau, Mẹ chưa hiểu! Hãy nói lại rõ hơn nào! hoặc chỉ cho trẻ cách sử dụng những từ như Uh Oh!

9. Hãy thực hành khả năng linh hoạt
flexibility. Cha mẹ (và các trị liệu viên) có thể bị bế tắc khi lên kế hoạch chơi và kết cục là họ là tấm gương thiếu linh hoạt thay vì linh hoạt cho trẻ. Hãy coi chừng điều này. Hãy thêm vào những thay đổi nhỏ khi bạn chơi để trẻ có thể thấy dù có chút thay đổi, nhưng đó vẫn là trò chơi đó. Nên nói rõ ra nếu trẻ hiểu lời bạn nói. Ví dụ, hãy nói, đây là một cách chơi mới của trò này, chắc là cũng hay hoặc, Uh Oh! mẹ sẽ làm theo cách khác vậy. Cách này không được.

10. Hãy thực hành các từ vựng mới
vocabulary và các cách kết hợp từ mới word combinations. Mỗi lần chỉ dùng một vài từ mới thôi nếu trẻ mới biết nói. Nếu trẻ nói được nhiều rồi, hãy chủ ý thêm cách từ mới và cụm từ thú vị vào trò chơi. Khi trẻ thêm những từ mới và thú vị, hãy nhiệt tình hưởng ứng trẻ ngày cả nếu trẻ vẫn chưa thực sự biết cách sử dụng những từ mới đó chuẩn xác. Các từ và cụm từ mới thường làm trẻ rất thú, nhất là nếu từ đó kịch tính hoặc vui nhộn hoặc là âm thanh mạnh. Kính thưa bà con, mời bà con đến với đường đua mầu nhiệm của Andy! thì sẽ nhộn hơn là nói Con hãy làm một đường đua thật phê ở đây Andy.

11. Dừng chơi khi trò đó không còn vui nữa. Bạn nên dừng chơi khi bạn thấy mệt vì nếu không bạn sẽ truyền cho trẻ thông điệp bạn không còn thấy trò này vui nữa. Trẻ cần dừng chơi khi trẻ không còn thấy vui nữa nếu không trẻ sẽ không muốn chơi với bạn lần sau vì bạn không biết dừng khi trò đó không còn vui thú nữa. Đây không phải là trại lính mà là trò chơi.

Tư duy linh hoạt

Tư duy cũng giống như cơ bắp

Bạn có thể giúp trẻ phát triển tư duy linh hoạt hơn theo cách mà bạn làm cho cơ bắp linh hoạt hơn: bằng cách thử thách nhưng suy nghĩ mới mẻ trong mức độ chịu được và không vượt quá giới hạn đó.

Nếu bạn làm cho cơ bắp vượt quá ngưỡng chịu đựng, cơ bắp sẽ bị thương và quá trình tập linh hoạt hơn sẽ mất thời gian hơn. Giống như cơ bắp, tư duy cũng chỉ chịu được thử thách vừa phải nhưng tư duy sẽ chỉ thêm linh hoạt nếu bạn thử thách nó.

Tư duy linh hoạt là tư duy chấp nhận được, thậm chí thích thú những trải nghiệm mới. Một tư duy linh hoạt có thể học hỏi được từ những trải nghiệm mới và tổng hợp những thông tin mới với những thông tin đã học từ trước. Hầu hết chúng ta, cũng giống trẻ TK, sẽ bị lẫn lộn và ngợp nếu có quá nhiều thứ mới xảy ra cùng một lúc. Chúng ta sẽ mất tinh thần hoặc rút lui. Trẻ TK cũng vậy, và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ biết khi nào mình đã đưa ra quá nhiều thông tin mới hay thay đổi quá nhiều thứ.

Trẻ TK cần có khả năng tham gia và hiểu điểu gì đang diễn ra quanh mình, và thế nghĩa là chúng muốn cách hoạt động và lịch trình phải dự đoán được. Nhưng mục tiêu phải là dần dần giúp trẻ chấp nhận và cuối cùng thích thú những trải nghiệm và ý tưởng mới.

Quá trình "thử thách này" sẽ diễn ra thế nào?
Đây là một ví dụ từ buổi can thiệp của tôi. Tôi chơi búp bê với một bé gái tên là Rosita. Rosita không thích tôi sờ vào các con búp bê. Khi tôi nhặt búp bê lên, bé sẽ hét lên và nhìn tôi đôi chút (mà thường bé chỉ làm khi có gì quan trọng).
Tôi cân nhắc hai cách để thử thách tư duy của bé sao cho bé chịu chấp nhận tôi (và sau này là trẻ khác) và trò chơi của bé.

Cách 1
Tôi có thể làm một cái gì đó dễ dự đoán và thú vị với búp bê. Tôi hy vọng Rosita sẽ bắt đầu nhận ra quy luật đó khi tôi làm việc đó.

Tôi thử làm như sau: cho tất cả búp bê nằm úp mặt xuống và nói, Chúc ngủ ngon, búp bê bố. Ngủ thôi. Shhhhh. và ngay sau đó dựng tất cả búp bê dậy và nói, Dậy thôi, búp bê bố ơi! Dậy thôi búp bê mẹ ơi!

Lần trước chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu. Nhưng lần này thì không. Tôi nghĩ Rosita đã chuẩn bị sẵn tinh thần để tôi không xen ngang vào giờ chơi búp bê của bé.

Cách 2
Vì thế tôi chọn cách khác. Tôi gợi ý với Rosita là có một cách khác để cho tôi biết là cô bé khong thích tôi lấy búp bê đi. Tôi cho bé một giải pháp thay thế là hét.

Mỗi khi Rosita phản đối, tôi lại làm mẫu cho bé thấy bé có thể nói gì để tôi không lấy búp bê đi. Cô bé thích ý tưởng đó và tận dụng nó mọi dịp.
Chúng tôi thực hành việc này và cả hai đều đạt nguyện vọng hôm đó. Rosita thì toại nguyện vì đã bảo được tôi không sờ vào búp bê khi nói , cô không được sờ vào đó, TAHIRIH! mỗi khi tôi lấy búp bê. Tôi đạt được mục tiêu của mình là làm cho cô bé tương tác với tôi.

Tạo ra một trò chơi "không sờ vào"
Tôi sẽ làm ngón tay đi về phía búp bê bố, và nói, cô sẽ lấy búp bê bố. Và khi tôi sờ vào, Rosita sẽ nói tôi không sờ vào. Tôi sẽ thuận theo, lúc thì tự nguyện, lúc thì miễn cưỡng.
Rosita sẽ dần chấp nhận là tôi sẽ sờ vào búp bê. Cô bé chấp nhận vì tôi thường đưa trả lại ngay. Tư duy của bé hôm đó đã linh hoạt biết chấp nhận hơn.
Hơn nữa bé đã không còn tự chơi một mình với búp bê nữa nếu tôi cứ để bé chơi một mình. Mà , Rosita và tôi đã rất bận rộn với việc bàn xem tôi có được sờ vào búp bê không. Chúng tôi bất đồng một cách chủ động và hòa bình trong khoảng 20 phút gì đó.

Đây quả là một bước tiến tuyệt vời! Tiếp theo là gì nhỉ?

Khi Rosita và tôi chơi lần tới, tôi có thể nói với bé, một phút, rồi cô sẽ trả búp bê bố lại cho con. Tôi có thể chơi một lúc khoảng 1 phút một cách thú vị. Tôi có thể thử các ý tưởng, hy vọng, để cùng chơi với búp bê bé thích hoặc ít nhất bé chịu.

Đem âm nhạc vào các trò chơi

Tạo ra các quy luật dự đoán được khi chơi

Mấu chốt vấn đề: Làm thế nào để trò chơi có thể tạo ra tính dự đoán

Mọi trò chơi đều theo một lịch trình, một trình tự với các yếu tố dự đoán trước được như di chuyển, đồ dùng và/hoặc lời nói. Mỗi trò chơi như Dr. Arnold Miller nói có thể là một "hệ thống". Tôi nghĩ tính dự đoán trước của trò chơi sẽ là “mấu chốt” tôi sử dụng để rủ các bạn trẻ của tôi tham gia, một cách tự nguyện để chơi với tôi. Trẻ tham gia vì tôi đã tạo ra một quy luật dự đoán được về di chuyển, đồ dùng, và ngôn ngữ và trẻ biết tôi sẽ làm gì tiếp.

Khi trẻ đã chịu tham gia rồi, tôi có thể thêm các yếu tố mới trong trò chơi để dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp hoặc xã hội mới. Vẫn dùng hình ảnh của Dr. Miller, việc học hỏi sẽ diễn ra khi bạn ngắt quãng hệ thống đã thiết lập, chỉ một chút thôi, và thêm một số yếu tố mới để trẻ phải cân nhắc, và hành động để duy trì và thiết lập lại hệ thống. Trò chơi chỉ tạo ra một khuôn khổ có tính quy luật dự đoán được để trẻ nhận ra và không bỏ qua các yếu tố mới.

Khi bạn đã hiểu ý tưởng dùng tính quy luật dự đoán làm mấu chốt cho mình, bạn có thể tạo ra nhiều trò chơi mới lôi cuốn đuợc trẻ tham gia với bạn. Hãy xem các video clips ở trang này, đọc phần miêu tả, và suy ngẫm đâu là trình tự dự đoán được ở mỗi trò chơi. Ở mỗi trò, sẽ có những khoảnh khắc trẻ phải hành động nếu không trò chơi sẽ dừng lại. Cả hệ thống sẽ bị ngắt quãng.

Trẻ cần hiểu được trình tự trước tiên (học chơi) rồi sau đó sẽ có cơ hội để trẻ tham gia duy trì trò chơi. Sử dụng Video clip làm mẫu các trò chơi mới có thể rút ngắn thời gian học này và giúp trẻ học nhanh hơn, còn không bạn cứ demo cho trẻ thấy trình tự rõ ràng của trò chơi cũng ổn. Khi bạn đã hiểu được điều này rồi, bạn sẽ nhanh chóng tự nghĩ ra các trò chơi!

Hãy là một người chơi cùng dễ dự đoán

Sáng nay tôi chơi trò xếp hình với một anh bạn mới. Anh bạn không chịu đến tham gia khi xếp hình được đổ ra sàn nhà, dù anh bạn đó biết cách và rất thích chơi xếp hình. Anh bạn không biết tôi và không thích thú việc ngồi cạnh một người lạ (khó dự đoán trước được). Trong con mắt của anh bạn này, chẳng thể tìm thấy hệ thống quy luật nào.

Trò xếp hình có các con vật trên miếng ghép và anh bạn này biết tên của một vài con vật. Vì thế tôi gọi tên một số miếng ghép một mình, Cừu? Cậu ở đâu rồi? Sau đó tôi nhặt miếng ghép có hình cừu lên và gõ 3 lần xuống sàn nhà trước khi đặt nó vào khung. Tiếp tôi lại gọi Bò! Cậu ở đâu rồi? Và tôi lại gõ miếng ghép xuống sàn nhà rồi đặt nó vào khung. Tôi cứ tiếp tục như vậy.

Chẳng mấy chốc, anh bạn của tôi lại gần tôi để nhìn. Tôi đã tạo ra một hệ thống và anh bạn đã bắt nhịp được hệ thống đó. Tôi đưa anh bạn một mảnh ghép mà không nhìn anh, rồi anh bạn gõ miếng ghép xuống sàn nhà và cho vào khung. Anh bạn không nói câu của tôi, nhưng cũng làm giọng điệu giống như giọng điêu cảu tôi gọi tên các con vật. Khi tôi đưa miếng ghép cho cậu, hệ thống này sẽ bị ngắt quãng nếu cậu khong gõ nó ba lần và đặt vào khung. Vì thế cậu đã làm vậy. Một cách hân hoan.

Cậu chơi vài lượt là mê chơi với tôi. Tôi đã trở thành một người bạn dễ dự đoán. Tôi cũng thêm một yếu tố dự đoán được thú vị vào trò chơi xếp hình. Dưới con mắt của cậu, như vậy thật ngộ! Dưới con mắt của tôi, điều này là cần thiết để thiết lập mối quan hệ và bắt đầu cùng chơi với cậu.

Sức ép từ mọi người

Tôi muốn nói lại là tôi không nhìn cậu bạn này, bảo cậu làm gì, hay thậm chí khen cậu làm giỏi quá! Như vậy sẽ tạo một sức ép từ bên ngoài buộc cậu phải tương tác. Như vậy sẽ làm trò đó bớt vui thú đi theo một cách mới. Khen cậu sẽ làm ngắt quãng mạch của trò chơi. Đôi khi cũng nên khen những anh bạn nhỏ này. Còn phần lớn thời gian thì làm vậy sẽ lái sự linh hoạt đi lệch hướng khi trò chơi đang diễn ra trôi chảy. Tính dễ dự đoán và việc cùng tham gia một trò vui với ai đã là một phần thưởng và thế là đủ rồi.

Trò chơi trốn tìm

What is the perfect first game?
Peek-a-Boo is the prototype game for teaching young children to interact socially. Just Google search Peek-a-Boo on the images search engine and you will see dozens of pictures of children playing Pee-a-Boo.
This game illustrates perfectly how universal, motivating, and enjoyable this simple social game is for young children. If you think about this game as the perfect basic structure for teaching joint attention and reciprocity (the back and forth of interaction), you can create many early games to play with your child.
Important characteristics of this game
Peek-a-Boo is visually simple: hands on face, hands off face, smiling face.
The verbal sequence is simple. Say Peek-a-Boo in a melodic way when your hands come off your face and then laugh.
The game is cognitively simple. It is all about hiding and finding (an early cognitive interest enjoyed by most children).
Peek-a-Boo is easy to initiate. Put your hands on your face, or under a scarf, or even just get behind a door, and peek out again.
Peek-a-Boo has a predictable outcome: the beloved face always reappears!
Just a little exciting anticipation. How long will I wait? When will she emerge? Not yet....not yet... NOW!
Variations are endless. Peek-a-Boo leads to Hide 'n Seek, and to treasure hunts.
The roles in this game are clear. Either person can play either role. One person hides, the other person waits, both people smile and laugh as the hider emerges
For a wonderful discussion of how this and other simple games can be used to coax young children with autism into social play, read Sibylle Janert's, Reaching the Young Autistic Child (see references).
Notice the problems your child has playing Peek-a-Boo
The specific difficulties that your child may have with playing Peek-a-Boo illustrate how you may need to modify any game to make it successful for your child.
Emotional Regulation Difficulty
If your child can't tolerate the excitement of looking into your eyes, try moving a little farther away, being a little less animated or loud, looking at your child for a little less time.
Motor Planning or Spatial Security Difficulty
Your child may not be able to hide his or her eyes (because it is a hard motor action or because your child feels insecure his or her eyes closed). If so, try using a scarf. Even a scarf that you can see through can be effective!
Attention Shifting Difficulty

Maybe your child does not notice that you are trying to play. Try using a heavy scarf and put this over your child's head briefly before pulling it off and singing out "Peek-a-Boo!” with a smile. This would be hard to ignore.
Lack of Social Interest
Your child may not yet be convinced that interacting with others is as much fun as interacting with things. Maybe you will want to play this game by hiding and popping out from behind a door because doors might be interesting to your child.
Saying the words
If your child can’t imitate words yet, put the words Peek-a-Boo on a Talking Button and get someone else to help your child play the game. One person can hide, while the other person uses hand over hand to help your child learn to push the talking button at the right time.
There is surely a version of this game that will fill your child's heart with social delight! Modifying the game will helps you understand how to modify other games.

Nội dung trang Các trò chơi và Video

Nguồn www.autismgames.org

Bạn sẽ thấy có những trò chơi mà trẻ TK thích chơi theo chủ đề. Tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các trò chơi và có băng quay minh họa!

Trang Các Trò chơi

Cả gia đình chơi
Families at Play
Trong đó có cả một số bí quyết để giúp cả nhà chơi vui vẻ và sẽ có một thư viện các trò chơi cho cả gia đình.
- Giải thích tại sao bạn cần cả gia đình tham gia vào các giờ chơi can thiệp cho trẻ.
- Cách tổ chức một giờ can thiệp với tranh minh họa
- Ví dụ hay về các trò chơi cả gia đình với băng quay minh họa

Cùng di chuyển
Moving Together
Chúng tôi rất khuyến khích trẻ chơi các trò này vì chúng giúp trẻ phối hợp các động tác của mình với người khác, và giúp trẻ tập trung và học ngôn ngữ nhanh hơn.
Trang này thảo luận về các trò chơi có di chuyển trong khi chơi. Các trò này sẽ giúp trẻ luôn ở cùng địa điểm với người khác, biết cách phối hợp chuyển động với người khác, và phản hồi khi người khác di chuyển mà vẫn vui nhộn. Với từng trò kiểu này, mục đích học có thể khác nhau.
- Trò Piggy Back Games, bạn sẽ bế trẻ đi quanh để trẻ ở cùng địa điểm với bạn và cùng chú ý vào một vật với bạn. Có thể dạy trẻ các kỹ năng ngôn ngữ bằng cách này vì trẻ dễ đoán trước được hành động của người chơi cùng.
- Dậm lên chữ là một trò có thể được sử dụng để dạy nhiều bài về ngôn ngữ cũng như các kỹ năng xã hội như đợi lượt, chỉ đường, định hướng đi với băng minh họa with demonstration clip Row, Row, Row Your Boat with demonstration clip
- Nóng quá! là trò chơi mà mọi người sẽ chạy đến một cái gối đỗ khác khi có người hét Nóng quá!
Luật chơi là gì? mỗi người chơi sẽ nghĩ ra một điều kiện để mọi người phải di chuyển sang túi đỗ khác, hoặc thay đổi nơi chốn, băng minh họa Demonstration clip.

- Chúng tôi đi được không? là trò mà hai người chơi sẽ bước từng bước một và cùng ngã vào một đống túi đỗ hoặc đu qua lại trên xích đu hoạc làm gì đó cùng nhau, băng minh họa with demonstration clip.

- Bước lên, là trò hai người cùng bước lên một số bước và cùng làm gì đó sau mỗi bước. Đây là một trò chơi làm theo hướng dẫn, đòi hỏi sự phối hợp, nó còn là trò chơi ngôn ngữ diễn đạt, chia sẻ tình cảm nữa, băng minh họa 1 demonstration clip one và 2 demonstration clip two.


Gọi và chào Calling and Greeting
Với trẻ TK việc đáp lại lời gọi và gọi người khác, chào người khác lại khó khăn đến không ngời. Đây là một số trò chơi để giúp trẻ học được những kỹ năng này và thực tập trong những tình huống không quá phức tạp.

Đến đây với tôi
Come Be With Me
Đây là những trò chơi giúp trẻ biết vui được ở bên một ai đó và khiến người đó tương tác.
Bàn cách dạy các trò tương tác sớm
Trò đánh trống bắt chước theo có băng minh họa
Trò cù ki có băng minh họa
Trò đu quay và quay tròn có băng minh họa
Bàn các trò củng cố giác quan và chơi tương tác qua lại
Bàn cách trẻ có thể chủ động khởi xướng chơi tương tác qua lại


Trò chơi đi theo lộ trình
Route Games
Trò này giúp sẽ di chuyển có chủ ý từ một nơi này đến nơi khác và làm những việc có chủ ý ở mỗi nơi.

Học cách chỉ
Learning to Point
Đây là những trò chơi giúp trẻ biết chỉ -- cả hướng theo ai đó chỉ và tự mình chỉ.

Trò chơi Có/Không
Yes/No Games
Những trò này giúp trẻ học những ý nghĩa khác nhau của Có và Không bao gồm cả gật và lắc đầu.

Chia sẻ cảm xúc
Sharing Emotions
Bày tỏ tình cảm với trẻ TK có thể là việc rất rối rắm nhưng những trò này là những cách đơn giản để giúp trẻ học về tình cảm và điều tiết cảm xúc của chính mình.

Búp bê gia đình
Family Dolls
Là dùng các hình người bằng giấy để chỉ cho trẻ thấy nên làm gì và giúp trẻ chơi trò đóng giả vờ làm các việc với gia đình và bạn bè.

Tôi sẽ bảo bạn phải làm gì
I'll Tell You What to Do
Trẻ TK sẽ thích học về mệnh lệnh nếu được ra lệnh nhiều hơn nhận lệnh. Đây là một số trò giúp trẻ học sử dụng mệnh lệnh ở cả hai vai trò.

Đến lượt cô đến lượt con
Your Turn My Turn
Các trò đợi lượt và hội thoại là một khái niệm phức tạp nhưng có một số trò và một số bí quyết giúp trẻ dễ thực hiện hơn.

Học từ vựng I
Teaching Vocabulary I
Học từ vựng II
Teaching Vocabulary II
Là những trò chưoi làm cho việc học từ vựng vui nhộn và có ý nghĩa hơn.

Cách áp dụng những trò chơi ở trang web này?

Hầu hết các trò chơi này đều đơn giản đến không ngờ. Chúng đơn giản đến mức hầu hết cha mẹ đều không nghĩ đến việc chơi những trò này với con. Hoặc có khi họ không biết là những trò đó quan trọng thế nào với trẻ.

Việc chọn trò chơi cho trẻ nên dựa trên cái trẻ cần học và trẻ thích gì. Không mấy khi tôi có thể áp dụng ngay các trò chơi này mà không điều chỉnh để phù phù hợp với từng trẻ, vì thế bạn đừng bỏ cuộc quá sớm.

Nếu bạn có thứ đồ chơi tương tự với một đoạn video ở đây và con bạn chịu xem, hãy giới thiệu trò đó cho trẻ. Chỉ cho trẻ cách chơi và cho trẻ cơ hội tham gia nhưng đừng thúc ép trẻ tham gia. Ban đầu, hãy cố chỉ dùng đúng những lời chúng tôi dùng trong video mẫu (đừng nói nhiều hơn thế) và đừng thay đổi lời nói giữa các lần chơi. Trẻ sẽ thích chơi nhiều trong số các trò này vì chúng có tính quy luật có thể dự đoán trước được--trẻ sẽ biết cần phải làm gì trong khi chơi. Khi trẻ đã biết chơi và thích chơi, bắt đầu thay đổi các phần khác nhau của trò chơi từng tý một để trẻ thấy dù có thay đổi nhưng trò chơi vẫn vui. Nếu bạn giữ nguyên trò chơi như vậy, trẻ sẽ không học hỏi thêm được điều gì mới khi chơi. Nếu bạn thay đổi trò chơi quá nhiều, trẻ có thể sẽ phản đối hoặc bỏ chơi.

Bạn có thể muốn thay đổi trò chơi từ ban đầu bừng cách dùng cách đồ hấp dẫn hơn (hoặc đồ bạn có), thay đổi tốc độ và độ phức tạp của trò chơi (làm cho trò chơi dễ hoặc khó hơn). Bạn cứ thay đổi trò chơi sao cho trẻ thấy và luôn luôn thích thú trò đó. Tôi hy vọng những trò chơi đó sẽ khơi gợi sự sáng tạo của bạn.

Cách sử dụng video clip?

Bạn có thể sử dụng chúng để làm mẫu, nghĩa là bạn cho trẻ xem trước, sau đó bạn làm với trẻ. Như vậy bạn và trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian và những phiền toái khi học một trò chơi mới.

Bạn có thể sử dụng các clip tôi tải lên You Tube để làm mẫu giúp bạn có thể chơi với con sao cho hấp dẫn trẻ. Bạn có copy ý tưởng nhưng tự làm một video của chính mình để làm mẫu cho trẻ. Như thế trong video trẻ sẽ thấy chính bạn và những đồ chơi của bạn--như vậy có thể hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Video clips quay anh chị trẻ hoặc bạn cùng lớp cũng có thể hấp dẫn với trẻ.

Bạn hãy lưu ý là là trong các đoạn băng video đó, chúng tôi hạn chế sử dụng lời nói và tăng cường sử dụng nét mặt và ngữ điệu. Đó là những khía cạnh rất quan trọng! Hãy lưu ý là những đoạn quay đó không chuyên nghiệp hẳn. Bạn không nhất thiết phải biết cách biên tập lại hay làm gì phức tạp để làm ra chúng cho trẻ. Khi cần làm một đoạn video để dạy trẻ, chỉ cần mang máy ra quay mẫu một đoạn thôi. Nếu bạn có máy quay, hãy dùng chúng như một dụng cụ dạy học cho trẻ. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên dụng cụ đó có tác dụng diệu kỳ như thế nào!

Chọn trò chơi theo trình độ của trẻ

Nguồn www.autismgames.org
Chọn trò chơi không khó quá cũng không dễ quá

Chọn được trò chơi hay hoạt động phù hợp cho con vừa dễ mà vừa phức tạp. Sẽ là dễ nếu bạn bày trò mới ra mà trẻ tham gia ngay không ngần ngừ. Ok. Vậy là trò này phù hợp! bạn tự nhủ. Sẽ là phức tạp nếu bạn cố gắng chọn hoạt động theo mức độ phát triển của con vì trẻ TK thường phát triển không đều. Thang đánh giá mức độ phát triển của con có thể hữu ích mà cũng có thể không. Tôi muốn giúp bạn có một cảm quan chung liệu một trò chơi có phù hợp với con bạn không. Con bạn sẽ thích một trò nếu nó không quá dễ cũng không quá khó. Tôi sử dụng linh cảm nhiều nhất và linh cảm của tôi thường khá chính xác sau nhiều năm huấn luyện trẻ một cô một trò. Tôi cũng đọc về cách đánh giá khác của mọi người trong nghề để phân loại trẻ theo các mức độ phát triển hay giai đoạn phát triển và nó càng làm cho linh cảm của tôi thêm chính xác. Nhiều hệ thống đánh giá tôi đọc qua rất phức tạp và thiên về lý thuyết nên tôi không thể nhắc tới ở đây và hy vọng mọi người sẽ hiểu nó được nếu không đọc một cách nghiêm túc.
SCERTS, là một thang đánh giá cũng thiên về lý thuyết, nhưng lại có một hệ thống tương đối đơn giản xếp loại trẻ thành 3 cấp độ phát triển. Tôi đã dành nhiều thời gian để giảng giải hệ thống này cho cha mẹ vì tôi sử dụng SCERTS để theo dõi mức độ phát triển. Tôi sẽ cố gắng giảng giải những cấp độ này một cách dễ hiểu ở đây để giúp bạn chọn trò chơi phù hợp cho trẻ. (Lời giải thích của tôi ở đây rất đơn giản nhưng đủ để hiểu, tôi hy vọng vậy). Để xem chi tiết hơn về hệ thống tổ chức chương trình can thiệp của trẻ, hãy xem SCERTS Assessement and Intervention Guide Books.

Cấp độ 1: Đối tác xã hội - Social Partner Stage

Là những trẻ chưa nói được hoàn toàn và vẫn còn khó khăn trong tương tác xã hội, dù chỉ một khoảnh khắc ngắn. Chúng đang trong quá trình trở thành Đối tác giao tiếp nhờ các kỹ năng học hỏi như Cùng chú ý và Tương tác qua lại, và các công cụ giao tiếp có chủ ý như từ và điệu bộ. Trò chơi cho trẻ ở cấp độ này thường nhằm huy động mối quan tâm của trẻ đến các trải nghiệm qua giác quan để lôi kéo trẻ vào tương tác xã hội. Hãy xem bài Tạo lập ra nền tảng chung Creating Common Ground nói về cách kéo trẻ ở cấp độ này tham gia tương tác xã hội. Trang trò chơi liên quan nhiều đến cấp độ này là Đến đây với tôi Come Be With Me. Cùng chú ý, tương tác qua lại, và những từ đầu tiên có nghĩa là mục tiêu và sẽ là kết quả của việc chơi với trẻ ở cấp độ này.

Cấp độ 2: Đối tác ngôn ngữ - The Language Partner Stage

Đây là những trẻ đã biết chủ ý giao tiếp nhưng vẫn còn lúng túng với những thứ cơ bản. Chúng còn phải học để giao lưu được lâu hơn. Chúng còn phải học để biết giao tiếp như thế nào, tại sao và khi nào. Chúng có vốn từ vựng trong khoảng 100 từ. Hầu hết các trò chơi ở trang web này phù hợp cho cấp độ này. Tuy nhiên ta vẫn có thể cần cải biên các trò đi để bớt cách bước, để trẻ không phải đổi hướng chú ý quá liên tục. Các trò chơi có thể cần cải biến để sử dụng đến các vật dụng hấp dẫn hơn... Kết quả từ việc chơi với trẻ ở cấp độ này là trẻ có thể giao lưu được lâu hơn và tự có những hành vi giao tiếp mới. Trong khi chơi, trẻ sẽ trải nghiệm giao tiếp vì lý do mới, với người mới, chủ đề mới thì sẽ như thế nào.

Cấp độ 3: Đối tác trong đối thoại - Conversation Partner Stage

Đây là những trẻ có thể tự nói ra những câu của riêng mình và có thể giao tiếp trong những mục đích giao tiếp cơ bản nhưng vẫn còn loay hoay để có thể duy trì hội thoại. Đây là những trẻ đang học cách kể lại những gì đã xảy ra hoặc một điều gì tưởng tượng ra. Những trẻ này thường chật vật khi phải tư duy linh hoạt để có thể tham gia hôi thoại hoặc trò chơi. Nhiều trò chơi ở trang web này vẫn phù hợp với trẻ ở cấp độ này nhưng tôi thường tăng mức độ phức tạp các trò cho trẻ này để rủ thêm các bạn khác. Tôi có thể tăng mức độ phức tạp bằng cách thêm nhiều trò chơi tưởng tượng. Tôi dành nhiều thời gian để lên kế hoạch chơi và kể lại những gì đã diễn ra với các trẻ này hơn. Tôi cũng cùng phân tích với trẻ chúng tôi đã cảm thấy thế nào về trò đó. Chắc chắn là tôi cần có nhiều biến tấu hơn trong giờ chơi và giữa các giờ chơi.

Quy luật dự đoán được

I want to credit Sheila Merzer (see acknowledgements) for making the dynamics of predictability clear to me. Once I understood this idea, so many things about teaching children with ASD became easier for me. I hope the discussion on this topic will help you too.

Nhu cầu dự đoán trước được mọi việc thể hiện trong cách chọn đồ chơi và mối quan tâm của trẻ.
Đó là các hình dạng ta vẫn thường thấy từ thế giới quanh mình, những thứ luôn vận hành theo một cách mọi lúc – đây là những tiền đề cần có để thu hút sự chú ý của trẻ này.

Mỗi trẻ mỗi khác nhưng tựu chung lại các bạn nhỏ của tôi đều thích nhất những thứ sau:

Cửa đóng và mở

Hòm thư

Bóng và những thứ rơi được để còn nhìn

Xếp hình vào khung

Biển chỉ đường

Ôtô (và bánh xe)

Chữ (số và hình dạng)

Những gì liên quan đến Disney

Máy xúc và các xe to...

...cả tàu hỏa và mọi thứ liên quan đến tàu hỏa

Đồng hồ - nhất là loại hình tròn và có số và kim

Voi và các con vật có hình dáng rõ ràng

Cầu

Thang máy

Dora

và SpongeBob

Tính dự đoán được sẽ là một nhân tố trong quá trình học của trẻ

Trẻ TK thích mọi thứ dự đoán được. Chúng cần đặc tính này hơn bất kỳ trẻ nào để hiểu thế giới quanh mình. Trẻ TK có thể phát sinh các vấn đề hành vi do nhu cầu tăng cao về tính dự đoán. Cha mẹ nào hiểu được nhu cầu dự đoán được của trẻ sẽ biết cách tận dụng nhu cầu này để giúp trẻ học tốt hơn. Cha mẹ đó cũng sẽ biết cách tránh dạy trẻ trở nên ngỗ ngược.

Trẻ TK thường làm rất nhiều việc để đảm bảo mọi thứ dự đoán trước được. Chúng muốn đồ chơi phải hoạt động đúng như dự đoán. Chúgn thích tương tác với những người có hành vi dễ dự đoán trước. Chúng xem videos, và chơi các trò chơi điện tử vì chúng dễ dự đoán trước sau một lần đã xem. Chúng thậm chí còn tìm kiếm và học những gì có quy luật dự đoán trực quan được trong thế giới quanh chúng, như chữ, hình dạng, đường ray tàu hỏa.
Nếu bạn hiểu khái niệm này và suy ngẫm về nó, bạn sẽ biết cách tận dụng nhu cầu này của con để giúp con học kỹ năng ngôn ngữ mới, kỹ năng xã hội và học đường mới.

Bạn cũng sẽ biết cách để tránh việc vô tình dạy trẻ dùng cách hành vị ngỗ ngược để thỏa mãn nhu cầu về tính dự đoán.

Cuối cùng, bạn thậm chí sẽ biết cả cách tận dụng niềm yêu thích tính dự đoán của con bạn để giúp con bạn chấp nhận những tình huống ít theo quy luật dự đoán hơn. Nếu xuôn xẻ, bạn sẽ biết tận dụng niềm yêu thích này của trẻ để mở ra một chặng đường thưởng thức cái mới cũng như trở thành người tư duy ngày càng linh hoạt hơn
flexible thinker. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng việc sử dụng ý tưởng này để lôi cuốn và dạy con mầu nhiệm thế nào!

Trẻ thường

Trẻ thường hay thích tham gia vào việc tìm hiểu hành vi của mọi người trong gia đình và bạn bè để hiểu xem ý định của họ là gì (social intent).

Nếu mẹ to giọng, trẻ sẽ nhìn mặt mẹ để xem ý mẹ là sao. Trẻ đó sẽ hiểu ra là nếu mặt mẹ vui thì mẹ nói to là để bày tỏ sự vui sướng. Nếu mặt mẹ buồn thì có nghĩa là mẹ nói to là để bày tỏ nỗi buồn. Và trẻ đó biết kết nôi việc mẹ to tiếng với niềm vui và cả nỗi buồn hay bất kỳ nỗi niềm nào mà mẹ thể hiện ra ngoài khi nói to.

Vì thế, nếu mẹ nói Oh Wow! Bằng nét mặt vui vẻ thì trẻ đó sẽ hiểu là mẹ nói thế để tỏ ra vui mừng.

Nhưng nếu mẹ nói Oh Wow! Đầy ngỡ ngàng, thì trẻ đó sẽ hiểu là Oh Wow! Nghĩa là gì đó không ổn!

Ngay cả nếu mẹ nói Oh Wow! Theo hai cách, trẻ đó cũng sẽ biết từ đó được sử dụng để biểu lộ cả hai trạng thái cảm xúc.

Tìm hiểu ý định giao tiếp của mọi người

Trẻ TK gặp nhiều khó khăn hơn để hiểu ý định giao tiếp của mọi người. Trẻ sẽ không hiểu thế nào là ý định giao tiếp một thời gian và không hề biết làm thế nào để hiểu ý nghĩa của từ như trẻ khác. Dù đã học ngôn ngữ rồi, nhưng chúng vẫn thấy ngôn ngữ rất khó học và dễ bị hiểu nhầm!

Trẻ TK có thể không để ý đến câu Oh Wow! Hoặc có thể hiểu theo một cách khác. Ví dụ, trẻ TK có thể tìm hiểu trình tự diễn ra sự việc, nhận ra cái gì xảy ra trước và sau câu đó và cố gắng nhớ lại trình tự đó. Nếu trẻ nghe thấy câu Oh Wow! Ngay sau khi mẹ bị búa đập vào tay, trẻ TK có thể sẽ lấy búa và đập tiếp vào tay mẹ để thử nghiệm lý thuyết là có thể có mối liên hệ trước sau giữa việc đập búa và câu nói đó. Trẻ sẽ muốn xem xem mẹ có nói Oh Wow! Không nhưng trẻ sẽ không bao giờ hiểu ý mẹ là mình bị đau khi nói Oh Wow! Và nó cũng chẳng gợi ý cho trẻ biết là như thế nghĩa là mẹ bị đau. Tất nhiên, nếu mẹ làm vậy 3 lần liên tiếp (đây là ví dụ, còn tất nhiên trong thực tế chẳng ai làm vậy) thì trẻ TK sẽ thực sự muốn cầm búa và đập vào tay mẹ--chẳng phải vì trẻ không yêu mẹ, mà chỉ do trẻ hoàn toàn vô cảm với nỗi đau của mẹ và muốn tìm ra mối liên hệ giữa câu Oh Wow! Và cái búa với mẹ--giống một nhà khoa học.

Nhưng chẳng ai làm vậy, đúng không? Except if the child with ASD happens to grab hold of baby brother and baby brother happens to cry. This could happen three times in a row and then the child with ASD is hooked on grabbing baby brother and yet again getting the predictable response of a loud cry.

Và đây là ý nghĩa của câu chuyện này

Bạn nên dành những hồi đáp theo quy luật và thú vị cho những gì bạn muốn trẻ lặp đi lặp lại. Đừng hồi đáp theo quy luật với những hành vi bạn muốn giảm thiểu hoặc loại bỏ.

Đây là một khái niệm rất khó thuyết phục để bố mẹ tin – nhưng nếu bạn quan sát những gì con làm, bạn sẽ thấy con bạn thường bỏ sót phần ẩn ý xã hội trong các tình huống và chỉ nhớ máy móc trình tự của một tình huống tương tự thôi. Con bạn thực sự có thể không hiểu hết ý định của bạn, và có thể không hiểu hết được các ẩn ý xã hội mà chỉ thấy là sự việc B xảy ra sau sự kiện A theo một quy luật dự đoán được một cách thú vị.

Ví dụ, trẻ ngắt lá từ trên cây xuống. Bạn nói, "Đừng làm vậy, cây đẹp thế con đừng ngắt lá." Dù bạn có nói với giọng nghiêm, cao giọng bực bội hay phệt vào đít con (chúng tôi không khuyến khích việc này) thì trẻ vẫn không thôi làm vậy lần sau. Tôi biết nhiều cha mẹ kể lại những chuyện tương tự vậy.

Nếu bạn luôn phản ứng theo đúng một quy luật với một hành vi của trẻ, phản ứng của bạn sẽ là thứ phần thưởng cho trẻ. Giống như thể "Hey, cái này ngộ phết. Mình sẽ thử làm nữa!"

Nếu bạn cáu lên khi phản ứng theo một quy luật thì cũng chẳng khá hơn. Trẻ TK có xu hướng bắt chước giọng bực tức hơn là giọng trung hòa. Vì thế khi con bạn nghe bạn bực, trẻ sẽ coi đó là một điều thú vị! Con bạn có thể sẽ bắt chước bạn. Giờ thì trẻ không những không ngừng làm những gì bạn cố ngăn trẻ, mà trẻ sẽ còn vừa làm vừa la hét với giọng cáu kỉnh giống giọng của bạn! Và tình trạng này tôi gặp ở hầu hết các trẻ tôi biết, cho đến khi cha mẹ hiểu ra bản chất vấn đề.

Nếu bạn cáu lên khi phản ứng theo một quy luật thì cũng chẳng khá hơn. Trẻ TK có xu hướng bắt chước giọng bực tức hơn là giọng trung hòa. Vì thế khi con bạn nghe bạn bực, trẻ sẽ coi đó là một điều thú vị! Con bạn có thể sẽ bắt chước bạn. Giờ thì trẻ không những ngừng làm những gì bạn cố ngăn trẻ, mà trẻ sẽ còn vừa làm vừa la hét với giọng cáu kỉnh giống giọng của bạn! Và tình trạng này tôi gặp ở hầu hết các trẻ tôi biết, cho đến khi cha mẹ hiểu ra bản chất vấn đề.

Điều này rất khó tin với các cha mẹ nên tôi sẽ cho bạn một ví dụ nữa. Nếu trẻ trèo lên thành ghế sofa và nhảy xuống, và bạn sẽ nói "Không được! Không trèo lên ghế!" thì khả năng là con bạn sẽ vẫn trèo lên ghế để xem xem bạn có nói như vậy nữa không. Nếu bạn làm đúng vậy, thì tuyệt quá! Đây sẽ là một trò chơi dự đoán quy luật cho trẻ. Nếu bạn phạt trẻ ngồi yên ở ghế thì trò chơi sẽ có thêm phần mới. Trẻ sẽ trèo, bạn quát, trẻ nhảy xuống, bạn phạt trẻ ngồi ghế. Trò này càng nhộn hơn! Dưới con mắt của trẻ, đây là một trò chơi theo lộ trình
route game.
Hãy nói cho trẻ nên làm gì và chỉ cho trẻ thấy cần làm gì.
Đừng bảo trẻ không được làm này nọ!


Mời bạn đọc thêm ở bài Đem tính dự đoán được vào các trò chơi
Predictability II.

Dạy trẻ biết kêu ca, phàn nàn

Nguồn http://www.autismgames.org/

Không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều ta muốn. Hoặc được ở bên người ta thích. Hoặc mọi thứ đều diễn ra như ta hy vọng. Những sự thực thất vọng này là nguyên nhân dẫn đến phàn nàn.
Tư duy kiểu trắng đen


Trẻ của bạn có thể không biết phàn nàn cũng là một lựa chọn cho chúng. Hầu hết trẻ TK đếu tư duy theo lối trắng đen. Chúng thường thích làm một hoạt động hoặc từ chối không tham gia tý nào cảll!

Trẻ TK thường có phản ứng tình cảm quá thái. Khi bạn dạy trẻ biết phàn nàn, bạn đang giúp chúng biết diễn dịch những cảm xúc tiêu cực theo cách có thể làm dịu cảm xúc đó ở chừng mực dễ chịu hơn.

Bạn muốn trẻ có thể phân biệt các loại cảm xúc tiêu cực khác nhau hoặc nói chính xác hơn là bạn muốn trẻ biết diễn dịch các cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn trẻ tin rằng ta có thể không thích sự vật nào đó nhưng không đến độ phải phản ứng quyết liệt. Bạn muốn trẻ hiểu rằng đôi khi có thể nói Con không thích vậy chứ không phải Con không làm đâu.

Vì thế ta sẽ dạy trẻ phàn nàn như là một cách đẻ nói ra ta cảm thấy thế nào nhưng không để cảm xúc chế ngự hành vi trong mọi tình huống.

Những từ dùng để phàn nàn

Dưới đây là ví dụ các câu ta thường dùng để phàn nàn:
 Cái này khó quá!
 Con không thích cái này đâu
 Khỉ thật!
 Con không muốn …
 Chẳng hay ho gì.
 Khiếp lên được!

Nên dùng những câu nào để đáp lại lời phàn nàn của trẻ

Chia sẻ cảm xúc

Nguồn www.autismgames.org

Vẽ mặt người

Vẽ một vòng tròn và nói vòng tròn. Vẽ hai mắt và vừa vẽ vừa nói mắt, mắt. Vẽ mũi và nói mũi. Sau đó cười và vừa vẽ miệng cười vừa nói vui. Hãy bật cười thật tự nhiên và cố gắng tỏ ra hạnh phúc thật sự khi làm vậy.
Với các mặt cảm xúc khác, cũng làm tương tự như vậy. Vẽ mồm răng cưa làm mặt tức giận, vẽ nước mắt trên khuôn mặt làm mặt buồn, và mắt và mồm tròn làm mặt sợ. Vẽ một đường thẳng làm mồm và nói với giọng thật trung tính khi bạn nói mặt bình thường. Khả năng diễn những trạng thái tình cảm thật thuyết phục là rất quan trọng để trò chơi này thành công.

Nếu trẻ không thích mặt buồn, sợ hay giận, hãy nói tạm biệt mặt buồn và xóa mặt đó đi.
Sau khi trẻ đã học được trình tự của trò chơi, hãy đợi trẻ nói cho bạn biết trẻ muốn vẽ mặt gì trước khi bạn vẽ mồm.


Gọi tên các cảm xúc và công khai chia sẻ chúng

Khi trẻ buồn, vẽ một mặt buồn hoặc lấy ra tranh vẽ mặt buồn. Hãy nói, bạn buồn, bạn trông buồn quá thôi. Nhìn kìa, nước mắt đấy. Tương tự, hãy nói lên trạng thái của trẻ khi trẻ tức giận, sợ, vui, và bình thường.

Ở trò chơi Silly Six Pins Game, chúng ta sẽ diễn các trạng thái tình cảm mà chúng ta thấy ở trên mặt của cây bowling. Nhiều trẻ thích Mặt hề và Mặt sợ nhất nhưng một số trẻ lại thích bỏ mặt sợ đi trước khi vào trò chơi.


Trò chơi Hãy biến đi!

Tôi có một trẻ tên là Marco. Cậu thích cắn, đánh và hét khi người khác lại quá gần hoặc sờ vào đồ vật của cậu.
Trong thực tế, tôi phải có đến vài trẻ giống Marco. Và tôi thường áp dụng trò Hãy biến đi!
Những từ này cứ như có phép màu. Khi tôi nói đến từ này thật to, nó dường như nói ra được cảm xúc của Marco. Và chúng báo cho người khác nên tránh xa cậu ra.

Tôi thường dạy những từ này bằng cách sử dụng
talking buttons trước. Trẻ sẽ học được những từ này nhanh hơn. Với trẻ đã nói được, tôi chỉ sử dụng cách này 1 vài lần thôi. Sau đó, tôi thường đổi sang dùng câu Hãy trở lại! Khi trẻ nói Hãy biến đi, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra cần phải làm sao để người đó quay trở lại thì mới có thể tiếp tục nói Hãy biến đi! lần nữa.


Lắp hình con hươu cao cổ

Trong trò chơi Lắp hình con hươu cao cổ Build a Giraffe Game này, bạn sẽ thấy đoạn băng quay này có thể dùng để dạy ta biết xử trí với một tình huống ngoài dự kiến mà không quá bực tức. Khi con hươu bị vỡ rời ra, tôi làm mẫu cho bạn xem nên bày tỏ sự bực dọc như thế nào và tiếp tục công việc một cách thận trọng.


Đọc sách để chia sẻ cảm xúc

Trong đoạn băng quay này, bạn sẽ thấy ta có thể làm mẫu cho trẻ xem cách bày tỏ cảm xúc thế nào khi đọc một cuốn sách.
Dần dần, hầu như trẻ nào cũng sẽ yêu thích trò đọc sách này. Tuy nhiên trò này hơi mất thời gian thiết lập ban đầu.
Nếu bạn cho trẻ xem đoạn băng này trước khi rủ trẻ tham gia, bạn sẽ rút ngắn được thời gian này.



LinkWithin

Related Posts with Thumbnails