Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Làm thế nào để thay đổi cách nói chuyện của bạn

Trước tiên: Hãy trờ thành đối tác giao tiếp tốt hơn

Bạn học cách giao tiếp khác đi thì sẽ dễ hơn là trẻ học. Hãy cố gắng thay đổi thói quen giao tiếp của mình để bạn trở thành đối tác giao tiếp tốt hơn trước khi bạn cố gắng dạy trẻ những kỹ năng giao tiếp mới. Hãy học lấy 3 điều sau.

1) nói câu ngắn thôi
2) hỏi ít hơn
3) thể hiện cho trẻ thấy bạn định nói gì

Tại sao 3 điều này quan trọng?


Hãy thử tưởng tượng bạn đang học ngoại ngữ. Bỗng nhiên bạn đến một thành phố mới mà không có phiên dịch. 3 điều gì sẽ giúp bạn học ngoại ngữ nhanh nhất? Giờ chắc bạn đã thấy sự cần thiết của 3 điều này rồi phải không? Sẽ dế hơn cho bạn nếu người dân ở đó nói câu ngắn, không hỏi bạn nhiều những câu bạn không thể trả lời được, và thể hiện ra điều họ muốn nói.

Nhưng nếu con tôi hiểu hết những gì tôi nói thì sao?

Đây là tin buồn Trẻ của bạn hiểu ít hơn, chứ không nhiều hơn mức bạn tưởng. Tôi thường quay băng và xem lại cùng bố mẹ để chỉ cho họ thấy điều này hoàn toàn có thật, không ngờ lại là sự thật. Ngay cả bản thân tôi cũng thường hay nghĩ trẻ hiểu nhưng thật ra không phải thế và khi xem lại băng quay tôi nhận ra điều đó. Bạn dễ tự cho rằng khi mình giao tiếp, mọi người hiểu mình. Trẻ đôi khi có thể hiểu bạn vì tình huống đó quen thuộc hoặc vì trẻ tập trung vào bạn lúc đó hoặc vì bạn đã gợi ý bằng trực quan cho trẻ mà bạn không nhận ra. Nhưng hiểu nhầm là chuyện thường tình hơn là ngoại lệ với trẻ TK.

Nếu con bạn nhiều hơn những gì trẻ có thể nói, việc sử dụng 3 điều này vẫn có tác dụng. Trẻ sẽ dễ sử dụng dạng câu mà bạn dùng nếu câu ngắn hơn, cụ thể hơn, và dễ nói hơn. Dần dần, bạn sẽ dạy trẻ cấu trúc ngôn ngữ phức tạp hơn, hy vọng là trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp được trẻ. Nhưng với trẻ không có nhiều ngôn ngữ của chình mình, ba điều này rất quan trọng.

Nếu trẻ không chịu lắng nghe thì làm thế nào?

Tin mừng là: Trẻ sẽ lắng nghe bạn hơn, tìm cách bắt chước những gì bạn nói hơn, và thích tương tác lới bạn hơn nếu bạn áp dụng 3 điều này. Nhiều trẻ không chú ý đến lời nói nữa chỉ vì nó quá khó hiểu. Nếu bạn làm cho lời nói dễ hiểu hơn, thì những trẻ này sẽ lại chăm chú nghe.

Tôi sẽ học 3 điều này như thế nào?

Câu ngắn: bạn có thể truyền đạt cùng ý tưởng đó nhưng dùng ít từ hơn. 1) "Anna, con yêu, mẹ cầm nhiều thứ không xuể tay, con giúp mẹ mang chồng tất này lên gác được không?" 2) "Anna (đặt chồng tất vào tay trẻ), giúp mẹ, mang lên gác (chỉ lên gác)."

Bí quyết: Hãy nói câu chỉ dài hơn câu trung bình của trẻ từ 1 đến 3 từ. Không áp dụng cái này với lời thoại (Scripted Language)

Nếu câu nào tôi nói cũng là câu hỏi thì sao?

Đây là xu hướng mà tôi thấy hầu hết các cha mẹ đều mắc phải và hầu hết cha mẹ đều phải mất đến 3 tuần để quen với việc kể chứ không hỏi. Ví dụ kể là " Đây là Kitty". Hỏi là "Đây là cái gì?"

Hãy giảm thiểu câu hỏi chỉ hỏi những câu hỏi thực sự: Khi hội thoại với con hàng ngày, hãy chỉ hỏi con khi con biết câu trả lời và khi bạn chưa biết câu trả lời thôi. "Con muốn nước quả hay sữa?" là câu hỏi thực sự. "Cái này màu gì?" là kiểm tra nhỏ vì bạn đã biết nó mầu gì rồi. Nếu bạn muốn dạy trẻ thêm từ mới, hãy dạy như tôi trình bày ở bài Dạy trẻ từ vựng mới teach your child new vocabulary.

Chỉ cho trẻ thấy điều bạn muốn nói

Hãy dùng demo, các trợ giúp trực quan, và ngôn ngữ Lời thoại (Scripted Language) để giúp trẻ hiểu bạn muốn nói gì.

Demo: Bạn nên nói "Xem nhé! Mẹ làm cho con xem này" thường xuyên đến mức trẻ phải quay sang bạn ngay khi bạn nói vậy và xem bạn sẽ làm gì tiếp. Hãy dùng trợ giúp trực quan như hình hai cái mắt để nhắc trẻ nhìn.

Bạn có thể diễn tả nghĩa những gì bạn nói một cách nôm na khi bạn nói về điều bạn làm. Ví dụ "Đây là nước quả. Mẹ sẽ rót nước quả. Một chút thôi. Không nhiều quá. Oh! Con muốn nữa à. Con có thể nói "Thêm nước quả". Mẹ sẽ rót thêm một ít nữa. Nữa à? Con khát nhỉ! Mẹ sẽ rót thật nhiều!" Đây là chiến lược "nói song song". Nghĩa là vừa nói vừa làm. Hãy nhớ bí quyết này và sử dụng câu độ dài vừa phải.

Trợ giúp trực quan: Trợ giúp trực quan là những gì có thể nhìn trực quan được giúp trẻ hiểu rõ hơn. Có rất nhiều web sites bàn về chủ đề này và tôi khuyên bạn nên dành thời gian ở đó. Tôi dùng ảnh, và tất nhiên cả video clips, và tôi sẽ dùng ngôn ngữ viết ngay khi trẻ tỏ ra quan tâm. Tôi sẽ nói thêm về phần này.

Lời thoại (Scripted Language): Là một tập hợp các từ hoặc đoạn câu mà trẻ sẽ hiểu ngay vì bạn rất hay nói đến. Một khi trẻ đã nghe những từ đó đến mức độ rất hiểu, bạn sẽ dùng những lời thoại đó để giúp trẻ tập trung sang bạn và hiểu dù nhiều phần lời nói trẻ không thật sự hiểu. Bạn có thể bắt đầu với một vài lời thoại mà bạn rất hay dùng trong nhiều hoạt động, trò chơi. Dần dần bạn sẽ thêm nhiều lời thoại khi bạn thấy trẻ hiểu hơn.

Ví dụ, ban đầu bạn bắt đầu với câu thoại "Sẵn sàng, chuẩn bị, tiến!" để dạy trẻ biết là bạn muốn nói là, "ở đây sắp xẩy ra một việc!" Nhiều video clips ở trang này sử dụng ngôn ngữ này. When you use language routines, you will use the exact same words, said, perhaps even in the exact same way, so that your child becomes familiar with the word combination and the melody of the phrase. "Uh Oh!" means that something bad just happened. "Yikes!" means the same thing. But with children who are just learning to put words together, you may not want to have too many ways to say that something bad just happened. Restrict yourself to "Uh Oh!" and "Yikes" and use these instead of "Oh...What happened now?" and "This is a mess!" and the thousand and one other ways that you could discuss a recent disaster. Khi vốn ngôn ngữ của trẻ đã khá hơn, bạn có thể tăng số lời thoại lên và sử dụng nhiều ngôn ngữ của riêng mình hơn--nhớ là phải sử dụng demo và thận trọng quan sát xem trẻ có thực sự hiểu bạn nói gì không. Mục đích là để trẻ sẽ dần thấy bạn là một người dễ hiểu..

Ví dụ các kiểu lời thoại

Đã xong

Một lần/cái nữa là xong

Đầu tiên/Sau đó

Sẵn sàng...chuẩn bị...làm!

Đến lượt mẹ/con

Khó phết!

Xem đã

Con đang buồn!

Con đang tức!

Con đang vui!

Con vẫn ổn

Ở đâu rồi?

Tìm đi!

Lại đây!

Cái đó khác!

1,2,3

Bye bye

Oh!

Không!

Chà!

Ồn quá!

Đi chỗ khác!

Chúng ta sẽ ổn

Con làm đi!

Xin lỗi!

Thử lại nhé

Ngạc nhiên chưa!

Wow!

Hmmmm.

Mẹ có tin vui!

Mẹ có tin buồn!

Để mẹ nghĩ đã

Đợi đã nào

Dừng/thôi

Của mẹ

Tôi thường nói những từ này kèm với động tác cử chỉ minh họa.

Tại sao tôi không được dùng từ "nữa"?

Bạn có thể thấy là tôi không cho từ "nữa" vào danh sách này. Đó là bởi vì từ này thường sẽ trở thành một từ a cognitive pothole word. Nó mầu nhiệm đến mức con bạn sẽ sử dụng nó cho mọi thứ thay cho các từ khác. Nó có nghĩa "Con muốn một thứ" "Hãy bật đồ chơi ấy đi" "Làm lại đi" "Con muốn cái nữa" "làm ơn" "đi" "cho con". Mà tôi thì muốn dạy trẻ những từ cụ thể, nếu được, để diễn đạt những gì trẻ thực sự muốn.

What about sign language?
About Signing: By all meanslearn and use ASL signs or use the Baby Signs if your child has trouble imitating signs since these are a little less challenging in terms of motor skills! Use ASL signs along with demonstrations, visual supports and Scripted Language Routines. The aim is that you increase your child's understanding when you communicate with your child.
A few useful signs are explained at this site. Many other sites on the Internet will help you lean useful signs.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails