Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Lịch sự tự kỷ

Trích A History of Autism - trang 243-244

Tình hình tự kỷ ở Việt Nam là một câu chuyện thú vị. Một trong những nhân vật đi đầu về tự kỷ của thế giới, Giáo sự Margot Prior, thuộc trường Đại học Melbourne, Úc, đã có 3 tuần ở Hà nội hồi tháng 10 năm 2001. Bà nhận thấy Viện Tậm lý ở Hà nội có nhiều người trong số 24 nhà khoa học xã hội đã có bằng Đại học ở Nga, và đang được tập huấn sau đại học ở Pháp. Prior viết:

"Nhu cầu về dịch vụ tâm lý lâm sàng ở Việt Nam rất lớn, mà lại hầu như chưa có dịch vụ này phục vụ người dân trừ khi họ bị bênh tâm thần rõ rệt. Lòng quyết tâm, nhiệt huyết, nhiệt tâm và mong muốn học hỏi ở những nhà tâm lý học nghiên cứu trẻ ở Viện Tâm lý rất đáng kể. Nhưng họ không được tiếp cận với sách báo và các thông tin nghiên cứu cập nhật, những thứ mà chúng ta vẫn nghiễm nhiên coi là sẵn có."

Prior nói rằng dịch vụ và các cơ hội giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam là rất sơ sài và các gia đình ở trong hoàn cảnh rất khốn cùng tuyệt vọng. “Hoàn cảnh của họ tương tự với những gì diễn ra ở Úc những năm 1960, khi tự kỷ mới được công nhận và người ta mới phát triển các dịch vụ.”

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, bà Prior đã góp phần hỗ trợ cho việc thành lập câu lạc bộ cha mẹ trẻ tự kỷ để đấu tranh cho các dịch vụ giúp trẻ tự kỷ.

Hiệp hội Y khoa ước tính rằng trong số 83 triệu dân Việt Nam, 160,000 người mắc chứng tự kỷ. Bác sỹ Đỗ Thúy Lan, người của hiệp hội nói hồi năm 2007 rằng các cha mẹ đã từng tìm đến Hội trẻ em khuyết tật Việt Nam đã nói rằng họ không biết phải làm gì khi con có vấn đề về phát triển. Nhiều người nói họ cảm thấy xấu hổ cho người khác biết con họ không phát triển hoặc có hành vi không bình thường. “Một số thậm chí còn không muốn công nhận việc bác sỹ chuẩn đoán con bị tự kỷ và cứ tiếp tục cho con đi kiểm tra về hành vi và sự phát triển ở nhiều nơi khác nhau. Khi họ đi đến chỗ chịu hợp tác cho con trị liệu thì đã quá muộn để có thể can thiệp cho con hiệu quả.”

Quá trình can thiệp này đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa bác sỹ nhi, bác sỹ tâm lý, và các giáo viên nhưng điều này vô cùng khó khăn vì ở Việt Nam không có mô hình giáo dục đặc biệt nào cả, bà Lan nói.


Các băng đảng tự kỷ của teen Việt trên Facebook

Danh sách đầy đủ








Những hiều lầm thông thường về bệnh tự kỷ

Nguồn http://abcnews.go.com/Health/ColdandFluNews/story?id=6089162&page=1

Nguồn http://abcnews.go.com/Health/ColdandFluNews/story?id=6089162&page=1

Tự kỷ là một dạng rối loạn cảm xúc và thần kinh.

Từ những hành vi thể chất và giao tế của người tự kỷ, ta có thể dễ cho rằng tự kỷ là một rối loạn tâm lý, nhưng thực ra tự kỷ là một rối loạn sinh học làm cản trở sự phát triển và trưởng thành của não.

"Ở tự kỷ, những phần não bị ảnh hưởng nhiều nhất thường khiến ba nhóm chức năng bị ảnh hưởng," ông Michael Alessandri, giám đốc điều hành của trung tâm về tự kỷ và các khuyết tật liên quan thuộc trường Đại học Miami nói. "Đó là hành vi xã hội, giao tiếp và những thói quen lặp đi lặp lại, thu hẹp, hay cách trẻ và người lớn tự kỷ tương tác với xung quanh."

Mặc dù ngày nay, người ta đã nhận ra tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, theo ông Alessandri, chuyên gia của ABCNews.com's phụ trách chuyên mục tư vấn qua điện thoại về tự kỷ nói, tự kỷ vẫn có thể được xem như là một rối loạn phức tạp vì triệu chứng quá đa dạng.

"Các nhà khoa học và bác sỹ lâm sàng giờ đã hiểu rằng tự kỷ không chỉ một thực thể đơn lẻ, mà là nhiều hội chứng gây nên rối loạn phổ tự kỷ," Alessandri nói.


Đang có đại dịch tự kỷ.

Từ đại dịch thường hàm ý một sự bùng nổ bất ngờ về số người mắc chứng tự kỷ trong một thời gian nhất định.

Mặc dù theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát và phòng bệnh dịch hoa kỳ thì cứ 150 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc chứng tự kỷ, một số chuyên gia có thể nhanh chóng trả lời liệu có phải các ca tự kỷ đang tăng đột biến không.

Một số người cho rằng tình trạng này là do định nghĩa về bệnh tự kỷ đã mở rộng hơn và người ta đã định được bệnh sớm hơn.

"Căn bệnh này không phải đang lan rộng hơn, mà chỉ là người ta phát hiện được bệnh này nhiều hơn thôi," Dr. Bob Marion, giám đốc trung tâm đánh giá và tái hòa nhập cho trẻ em thuộc trường cao đẳng Y Albert Einstein College of Medicine ở New York nói.

Sheila Wagner, trợ lý giám đốc của trung tâm Tự kỷ thuộc trường đại học Emory University ở Atlanta, bổ sung thêm vì nhận thức của mọi người về bệnh này đã tăng nên người ta phát hiện ra bệnh này nhiều hơn.

"Các phương tiện truyền thông như vô tuyến và phim truyện đã nói nhiều về tự kỷ," Wagner nói. "Vì thế tự kỷ được số đông dân chúng nhận ra."


Có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ.

Một số cha mẹ có thể đã nói rằng chế độ ăn đặc biệt, thuốc và một số can thiệp hành vi đã chữa khỏi bệnh tự kỷ của con, nhưng các cha mẹ khác thử cùng chế độ can thiệp đó thì lại không thấy có kết quả. Có nhiều phương pháp điều trị được lập ra để cải thiện khả năng của người tự kỷ, nhưng chưa ai biết đến cách chữa khỏi bệnh tự kỷ.

"Chúng ta biết là nếu can thiệp sớm cho trẻ và dùng phương pháp ABA thì chúng ta có thể cải thiện chức năng của trẻ," Marion nói.

Phân tích hành vi ứng dụng, hay còn gọi là ABA, là một hình thức can thiệp dành cho trẻ mới phát hiện ra. Trong đó có các hoạt động lặp đi lặp lại để cải thiện chức năng giao lưu và thể chất cho trẻ.

Nhưng theo Marion, không hề có một phương cách chữa trị khỏi hẳn bệnh tự kỷ, và còn phụ thuộc vào đánh giá của từng bác sỹ xem phương pháp trị liệu đó có đem lại lợi ích lớn nhất cho trẻ tự kỷ hay không.

Với một vài ca, Marion nói, hành vi, trong đó có giao tiếp mắt và tương tác với người khác, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, sẽ cải thiện đáng kể -- nhưng những rối loạn sinh học tiềm ẩn sẽ không thể thay đổi được.

"Và đó hoàn toàn không thể gọi là một cách chữa bệnh được," ông nói.


Tự kỷ là do cha mẹ lạnh nhạt và không yêu thương con.

Những năm 1940, bác sỹ người Áo Bruno Bettelheim đã cho ra thuyết kết luận tự kỷ là do cha mẹ, đặc biệt là người mẹ, đã không yêu thương con mình. Những trẻ rơi vào tình cảnh nào sẽ tự thu mình lại và trở thành tự kỷ, Bettelheim tin như thế.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã bác bỏ thuyết "người mẹ tủ lạnh" này. Theo các chuyên gia y học, bệnh tự kỷ của trẻ chẳng hề liên quan đến cách nuôi dưỡng trẻ.

"Chúng tôi không hề có chứng cớ thuyết phục nào để cho rằng cha mẹ có thể đã làm hoặc không làm gì đó khiến con mình có thể bị tự kỷ," Dr. Daniel Geshwind, giám đốc chương trình gen thần kinh và trung tâm nghiên cứu thuộc trường Đại học UCLA nói. "Hầu hết những chứng cớ chúng tôi đang có đều chỉ ra rằng có một nhân tố gien đáng kẻ trong hầu hết các ca tự kỷ, tuy chưa phải là tất cả."


Người tự kỷ luôn luôn có một tài năng tiềm ẩn hoặc xuất chúng.


Stephen Wiltshire, 34 tuổi, rất nổi tiếng là chiếc camera sống.  Anh ta có thể vẽ lại những thiết kế kiến trúc và cảnh quan chi tiết tới từng ngọn cỏ -- dù chỉ mới quan sát khu vực đó một lần. Wiltshire đã từng vẽ lại quan cảnh của Tokyo, Rome và London dựa vào trí nhớ sau khi bay trên bầu trời thành phố bằng thực thăng.

Wiltshire là một thiên tài tự kỷ. Anh ta có một khả năng nhận biết bất thường cho phép anh ta nhớ lại từng chi tiết của bản thiết kế, các con số và các số liệu đo đạc thường là quá khó nhớ với người khác.

Khái niệm người tự kỷ là một thiên tài đã được phổ biến đi từ nhân vật Dustin Hoffman trong bộ phim "Rain Man."

Marion công nhận có một bộ phận nhỏ những người tự kỷ có một số khả năng đặc biệt, nhưng không thể gán đặc tính này cho đại bộ phận người tự kỷ. Ông nói số đông người tự kỷ chẳng hề có một tài năng hay kỹ năng gì làm họ xuất chúng cả.

"Mỗi trẻ đều có điểm mạnh và yếu cả," Marion nói. "Quan trọng là tất cả trẻ tự kỷ đều phải được đánh giá nhiều mặt bởi các chuyên gia y học đã có kinh nghiệm đánh giá kỹ năng và những khiếm khuyết của trẻ, để định ra một kế hoạch dạy trẻ đem lại lợi ích tối đa."


Nên cấm trẻ tự kỷ có những hành vi lặp lại thành quy luật.

Một trong những dấu hiệu của tự kỷ là có hành vị lặp đi lặp và thành quy luật, theo cuốn cẩm nang định bệnh và thống kê về các rối loạn thần kinh (DSM IV), một công cụ của các bác sỹ để định bệnh tự kỷ.

Trong khi những hành vi này -- có thể bao gồm vẫy tay, đập đầu vào tường, hoặc lắc lư người -- trông có vẻ kỳ quặc, nhưng thực ra là có mục đích cả: giúp họ bình tĩnh lại; cảm thấy yên ổn; và có thể giúp người đó giao tiếp với người khác, Wagner nói.

Các hành vi lặp đi lặp lại có thể là vấn đề nếu chúng ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình hoặc làm họ không thể sống độc lập được, Wagner nói thêm.

Tuy nhiên, theo Dr. Pauline Filipek, phó giáo sư về thần kinh nhi tại trường đại học California, Irvine, trẻ có thể học để bỏ dần những hành vi lặp đi lặp lại này.

"Thường thì, khi người ta lớn dần, người ta sẽ hiểu ra những hành vi như vậy làm họ khác biệt trong xã hội, và họ học cách giảm thiểu những hành vi này," Filipek nói.


Người tự kỷ không thể tạo dựng những quan hệ xã hội.

"Đây là việc vơ đũa cả nắm và cần phải xét từng trường hợp vì phổ tự kỷ vô cùng rộng," Marion nói.

Tóm lại, một số người tự kỷ vẫn có thể có quan hệ xã hội nhưng thường không phải là những người bị nặng, Marion nói.

Cẩm nang DSM IV, có phần chỉ dẫn liệt kê "khiếm khuyết về tương tác xã hội" như là một tín hiệu của người tự kỷ. Nhưng không phải mọi trẻ tự kỷ đều có mức độ khó khăn như nhau khi kết nối với mọi người.

"Nhưng với những người bị nặng nhất trong phổ, thì điều này là đúng," Marion nói. "Nhưng có quá nhiều trẻ vẫn có bạn, và thậm chí một số còn có bạn thân."


Người tự kỷ là mối đe dọa cho xã hội.

"Cho rằng người tự kỷ là nguy hiểm quả là một lối suy nghĩ rất oái ăm tổn hại đến họ," Wagner nói.

Ý tưởng này xuất phát từ nhiều mẩu tin những người tự kỷ chức năng cao đã bị phát hiện trộm cắp, và có trường hợp giết người.

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn tổng thể bộ phận những người tự kỷ, thì số người dính vào tội phạm là rất nhỏ, Wagner nói. Nếu người tự kỷ nào đó có ra tay làm gì thì có thể là họ cảm thấy khó chịu hoặc bị kích động quá mức, chứ không nhất thiết là từ động cơ đen tối, bà nói.

300 trò chơi gây hứng thú giao tiếp cho trẻ tự kỷ



Những chiến lược khuyến khích trẻ giao tiếp hàng ngày
Để các vật ngoài tầm với của trẻ: để trẻ phải yêu cầu người khác lấy hộ
Cho các vật vào trong hộp/lọ: để trẻ phải yêu cầu người khác mở nắp hộp hộ.
Các đồ chơi trẻ thích nhưng cần người lớn chỉ cho các chơi: thổi bong bóng xà phòng, hộp nhạc, v.v…
Đưa thiếu vật cần thiết: ví dụ đưa đủ bộ quần áo nhưng thiếu một chiếc tất để trẻ phải yêu cầu lấy thêm tất.
Không đưa trọn bộ đồ chơi cho trẻ, để trẻ phải yêu cầu phần còn thiếu
Cho trẻ thứ trẻ không thích, để trẻ biết bày tỏ sự phản đối và nêu yêu cầu của mình
Làm gì đó khác thường lệ hoặc bất ngờ: ví dụ tắm và rủ thêm em/anh vào cùng
Giấu đi thứ trẻ hay tìm lấy, để trẻ sẽ phải hỏi bạn tìm giúp
Lặng thinh, để trẻ phải tự nói ra nhu cầu của mình: ví dụ, khi ở trong bếp, bạn đứng chắn cái tủ lạnh, trong đó có thứ trẻ muốn lấy để ăn.
Cho trẻ thứ gì đó khác lệ thường: cho trẻ một bộ đồ đi ngủ khác bộ thường ngày
Làm nhầm có chủ ý:
Tận dụng các cơ hội khi có sự cố xảy ra: ví dụ nếu trẻ ngã chảy máu, có thể hỏi trẻ muốn băng y tế màu gì.
Cho trẻ cơ hội lựa chọn: con muốn uống nước cam hay sữa?

Câu hỏi giúp bạn hiểu nên làm cách nào để làm trẻ hứng thú giao tiếp:
Con tôi thích làm gì?
Hoạt động nào gần với những gì con tôi thích?
Có hoạt động nào khác tôi muốn thử chơi với con không?
Vào lúc nào trong ngày, con tôi sẽ muốn chơi và giao tiếp với tôi nhất? Khi nào con tỉnh táo và vui vẻ nhất? Khi nào tôi có thể tập trung chơi với con nhất?
Làm thế nào để góc chơi dễ chịu với con?  Con thích những cảm giác nào? Làm thế nào để tránh những gì có thể làm con mất tập trung?
Hoạt động trước đã diễn ra như thế nào? Con tôi phản ứng ra sao? Cái gì hiệu quả? Cái gì lần sau cần thay đổi? Làm thế nào để trò đó dễ/khó hơn?
Ai có thể giúp tôi áp dụng những hoạt động đó? Tôi có cần giáo viên của con, trị liệu ngôn ngữ và tâm vận động giúp đỡ không?
Lần sau tôi sẽ thử… chơi ngắn hơn? ở nơi khác? Hoạt động khác? Rủ cả người khác trong gia đình tham gia cùng? Chơi lại giống thế?
Tìm và lượm lặt những đồ để chơi với con:
Trong nhà, nhờ người thân quan sát phản ứng của con với đồ chơi, thử phản ứng của con với đồ chơi ở cửa hàng trước khi mua, mua trên mạng..
Một số trang hữu ích

Các hoạt động liên quan đến thức ăn:
Có thể gây hứng thú với những bé thích ăn.  Có nhiều cơ hội để giao tiếp khi chuẩn bị đồ ăn, dạy trẻ kỹ năng xã hội như biết chia sẻ và bình luận về những thứ chúng thích và tìm hiểu xem người thân quen của mình thích ăn gì, làm cho họ và chia sẻ đồ ăn với họ, dạy trẻ biết ăn đúng phép tắc giờ ăn.  Nên ăn luôn trước mặt trẻ những gì ta đã nấu để trẻ hiểu kết quả công việc của mình.  Mục đích là để trẻ thích việc nấu nướng là trải nghiệm rất vui, để lần sau trẻ lại muốn làm nữa.
Bánh mỳ:
Hình dạng: cắt bánh thành các hình dang khác nhau để trẻ yêu cầu được cắt thành hình trẻ thích.
Làm mặt người trên bánh: có thể lấy nước sốt, bơ, pho mát, cà rốt, dưa chuột, cà chua, quả bơ, bơ làm từ lạc, mứt, mật ong… làm mắt, mũi, mồm, tóc…
Cầu vồng: chọn màu làm cầu vồng
Làm bánh kẹp nhân:
Chơi rút lát bánh trong chồng bánh mà không làm đổ chồng bánh
Viết chữ lên bánh
Nắm bánh mỳ thành bóng tròn
To/nhỏ
Chơi với thức ăn và dụng cụ nhà bếp:
§  Dùng khoai tây hoặc trái cam làm mặt người. Dùng những miếng trái cây có màu sắc khác để làm mắt, mũi, miệng, tai… Cho trẻ nhắm mắt lại, lấy đi một bộ phận trên khuôn mặt trái cây, đố trẻ tìm ra bộ phận đang khuyết thiếu.  
§   
§  Phun hoa, vẽ hình trang trí bánh sinh nhật. Dùng kem có trộn màu thực phẩm vẽ những hình mặt người vui nhộn trên bánh mỳ hoặc bánh gạo.
§   
§  Đưa cho trẻ thìa quá nhỏ hoặc muôi quá to để ăn.
§   
§  Đưa cho trẻ đũa để ăn súp, hoặc dĩa để ăn sữa chua.
§   
§  Cho trẻ một phần thức ăn thật ít hoặc thật nhiều đến mức gây cười.
§   
§  Cắt củ quả thành nhiều hình ngộ nghĩnh, nấu, luộc, nướng, hấp cho trẻ ăn và cùng trẻ gọi tên hình dáng miếng củ quả mà trẻ ăn.
§   
§  Dùng dụng cụ ép tỏi, cho bơ hay bột dẻo hoặc chuối vào, ép thành những sợi dài làm sâu, vừa chơi, vừa ăn, vừa hát bài bắt sâu…
§   
§  Cho con cùng nổ bỏng ngô trong nồi, mở nồi khi bỏng ngô nổ lép bép, tạo hứng thú cho trẻ, vừa quan sát, vừa mô tả.
§   
§  Bỏ những thứ đồ chơi nhỏ xíu như những viên bi, những khối xếp hình nhỏ nhiều màu sắc, hoặc những con thú nhỏ xíu vào khay đá, đổ nước vào.
§  Ngày hôm sau, lấy đá ra, thả vào nước ấm để cùng trẻ quan sát quá trình đá tan chảy, cho trẻ học về cách biết chờ đợi và sự thay đổi.
§   
§  Lấy bột mỳ, trộn với muối, rải lên một cái mâm hoặc khay lớn, cùng trẻ di tay để vẽ những hình thù ngộ nghĩnh. Vẩy nước vào khay để trẻ cảm nhận sự thay đổi của bột mỳ. Dùng màu thực phẩm vẽ lên bột mỳ…
§   
§  Buộc táo vào dây, cho nhiều trẻ cùng chơi ăn táo mà không cầm tay vào táo…
§   
§  Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, đeo những chiếc găng tay lớn và cứng để ăn những thức ăn nhỏ như bỏng ngô.
§   
§  Thái trái cây thành những miếng nhỏ, cho trẻ xâu chúng vào những que tre rồi cùng nhau ăn như ăn kem.
Các trò chơi xã hội:
Trẻ TK thường khó khăn trong việc giao lưu với người lớn và trẻ em nên chúng ta rất cần tạo ra nhiều cơ họi để dạy trẻ biết cách giao tiếp với người khác và khi giao lưu trẻ sẽ thấy có nhiều niềm vui.
Chỉ cần chịu khó suy nghĩ và lên kế hoạch một chút thôi là bạn sẽ có thể giới thiệu dần dần với trẻ ngày càng nhiều người trong trò chơi của trẻ, và trước khi bạn kịp nhận ra điều đó thì trẻ đã phát triển thêm nhiều kỹ năng xã hội mới cũng như tự tìm thấy niềm vui cho mình.  Để tạo hứng thú cho trẻ giao lưu, hãy bắt đầu với đồ hoặc trò chơi mà trẻ đã thích và tự tin chơi tốt (nhớ không nên bắt đầu bằng trò gì trẻ bị quá ám ảnh vì cách này thường khiến trẻ rất miễn cưỡng phải chia sẻ thứ đồ đó).
Bạn cũng có thể phải tập những kỹ năng mà trẻ cần có trước khi chơi với mọi người.  Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ biết chơi trò Chuyển hộp quà, bạn có thể cho trẻ tập chơi ngồi thành vòng tròn với gấu bông và bạn trước, rồi tập chơi chuyển hộp quà đó cho đến khi hết nhạc (ví dụ bạn có thể chuyển giúp hộp quà đó thay gấu bông).  Sau đó khi bạn cảm thấy trẻ đã thạo rồi thì bạn có thể cho trẻ chơi với một trẻ khác (có thể là một trẻ lớn hơn hoặc anh chị em ruột).  Bạn cần giảng giải cho trẻ chơi cùng là có thể phải đợi trẻ TK lâu hơn và có thể phải giúp đỡ trẻ chuyển hộp quà.
Thông qua các trò chơi xã hội, bạn có thể giúp trẻ học được nhiều kỹ năng sẽ đi theo trẻ suốt cả cuộc đời như chia sẻ, xây dựng tình bạn, giải quyết vấn đề, chờ đợi, và đợi đến lượt, v.v…
Các đồ chơi phát nhạc
Nhiều trẻ TK thích âm nhạc và các nhạc cụ cũng như đồ chơi phát nhạc.  Các đồ chơi này có ưu điểm là nó có tính năng nhân quả (hành động đánh nhạc làm phát ra tiếng nhạc), vì thế trẻ có thể tham gia một cách chủ động và còn có thể thưởng thức nhạc.  Đồ chơi nhạc cụ rất tốt cho việc dạy kỹ năng xã hội, chơi đợi lượt và bắt chước theo nhịp điệu và hành động (có thể chỉ đơn giản là lắc chiếc maraca hoặc đánh trống).
Nhạc cụ
Nhạc cụ là cách rất tuyệt để tạo cơ hội giao tiếp.  Bằng cách thu thập các nhạc cụ hoặc những đồ gia dụng có thể giả làm nhạc cụ vào một cái hộp, bạn có thể nhờ trẻ lấy đồ nhạc cụ bằng cách chỉ vào chúng, nói tên hoặc làm tiếng mà nhạc cụ đó phát ra hoặc tả hình dạng của chúng.  Hoặc chơi một đoạn nhạc và bảo trẻ hát lại giai điệu đó.  Hoặc chơi nhạc cụ bằng nhiều cách khác nhau như đánh trống bằng chân hoặc khuỷu tay.
Bật lại một đoạn nhạc trẻ đã chơi
Sẽ rất thú nếu đã bật lại một đoạn nhạc trẻ đã chơi được ghi vào máy ghi âm, điện thoại hay máy tính…Hoặc bạn có thể hát một bài hát rồi ghi âm lại, hoặc bạn có thể đọc chuyện và cho trẻ làm âm thanh phụ họa (tiếng chim kêu, tiếng nước chảy…) rồi ghi lại cho trẻ nghe.
Dùng micro
Dùng micro thật hoặc đồ chơi để khuyến khích trẻ nói, hát, hoặc tạo ra những âm thanh nhộn.  Bạn có thể hát một phần của bài hát rồi đưa micro cho trẻ hát tiếp hoặc bạn đọc truyện còn trẻ phát ra tiếng minh họa (tiếng lợn kêu, chim hót, bài hát Ở trang trại của McDonald) hoặc cho trẻ nói lại một phần trẻ rất quen thuộc (ví dụ Chúng tôi là … chiến sỹ, Hugo và.. các bạn, …)
Tự tạo ra nhạc cụ
Có thể chỉ là cho đậu vào hộp và lắc, hoặc buộc nắp chai kim loại vào cái que và lắc.  Lấy hộp nhựa hoặc sứ làm trống để đánh.  Có thể làm chũm chõe bằng cái nắp vung, nói chung là bất cứ thứ gì phát ra âm thanh cũng có thể biến thành nhạc cụ.  Nhớ cho các nhạc cụ này vào một cái hộp do bạn kiểm soát nếu không trẻ sẽ nghịch những đồ này suốt ngày.
Các chương trình âm nhạc trên TV
Có thể làm theo các chương trình này cùng với trẻ, cho trẻ tập và giảng giải cho trẻ hiểu.

(còn nữa) 

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails