Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Phép nhiệm mầu 1-2-3

Mẹ cháu đặt mua ở Amazon xong rồi mới phát hiện ra là ở VN đã dịch và bán rồi, tiếc tiền quá.

http://www.nhanvan.vn/index.php?p=detail&sach=484&nhanvan=5d38b28325b4e5911c5750385600c269">http://www.nhanvan.vn/index.php?p=detail&sach=484&nhanvan=5d38b28325b4e5911c5750385600c269

http://www.parentmagicstore.com/All-Products/1-2-3-Magic-Parenting/1-2-3-Magic-Book-NEW-3rd-Edition

Giả định sai lầm: Trẻ cọn là người lớn thu nhỏ - Trẻ con chỉ là trẻ con.Phương pháp Nói và giải thích không phù hợp hoàn toàn với trẻ con
Giải thích với trẻ không hiệu quả bằng cho chúng thấy hệ quả tức thì trong vòng 10 giây.
Trẻ nhỏ vốn không biết điều và ích kỷ.  Công việc của cha mẹ là giúp trẻ trở thành người lớn.
Để làm được điều này, người lớn cần phải có tính nhẹ nhàng, kiên trì, quyết đoán, và bình tĩnh.
Sự không bằng lòng và thiếu hợp tác ở trẻ không phải lúc nào cũng là do chúng thiếu hiểu biết.  Việc nuôi dạy trẻ luôn liên quan đến việc huấn luyện và giải thích.

Từ chuyên chính đến dân chủ:
Khi trẻ còn nhỏ, cần thiết lập một nền chuyên chính ôn hòa, bạn là người quyết định tất cả.

Khi trẻ lớn hơn, cần dân chủ hơn

Nếu con bạn luôn nghe theo những gì bạn giải thích thì bạn không cần đọc quyển sách này.

Có hai loại hành vi: 1. Hành vi ta muốn trẻ STOP và 2. Hành vi ta muốn trẻ START.

*Với hành vi ta muốn trẻ STOP:
- Phương pháp đếm 1-2-3 chỉ áp dụng với những hành vi ta muốn trẻ Dừng - không áp dụng với hành vi ta muốn trẻ làm mà trẻ không chịu làm.

Đầu tiên là giải thích và giữ im lặng không tranh luận - Sau đó là đếm một cách bình tĩnh - Đến 3 thì phạt trẻ đứng góc 1 mình.

Đếm trẻ cả khi ở nơi công cộng, nếu biết trẻ sẽ quậy khi đi ra ngoài, không nên cho trẻ đi.

Cần nhất quán, nhẹ nhàng, quyết đoán khi áp dụng phương pháp này.

Tranh chấp với anh chị em: chưa đọc


- Trẻ thường có 6 chiến thuật khi chúng không đạt được điều chúng muốn:
1. Quấy nhiễu - làm bạn thấy quá khó chịu, thiếu kiên nhẫn mà nhân nhượng
2. Tức giận - thường thấy ở trẻ nói chưa sõi
3. Đe dọa 
4. Tự hành
5. Nịnh nọt. Có thể bằng cách tỏ ra ngoan bất thường.
6. Bạo lực - thường thấy ở trẻ nhỏ kỹ năng ngôn ngữ chưa hoàn toàn phát triển

Trẻ có thể kết hợp 2-3 chiến thuật với nhau.

- Cách đối phó:
Trừ hành vi nịnh nọt, hờn dỗi ra, ta sẽ áp dụng phương pháp đếm 1-2-3. Khi trẻ đã quen với phương pháp này, ta có thể lờ đi những chiến thuật ít hung hăng hoặc phiền toái của trẻ.

Khi bạn áp dụng phương pháp này, có trẻ sẽ nghe lời theo ngay, có trẻ sẽ chuyển hết từ chiến thuật này sang chiến thuật khác. Bạn phải vững tâm (i) không thất vọng, (ii) đếm khi cần thiết (iii) giữ im lặng trừ khi phải giải thích và đếm - KHÔNG NÓI - KHÔNG BỊ KÍCH ĐỘNG

Ví dụ cách xử lý một số trường hợp cụ thể:
Vi phạm tốc độ: bé gái 4 tuổi hay đẩy xe rất nhanh, va phải người khác trong siệu thị

Một số vi phạm nghiêm trong: như nói dối, ODDs, ..
Cần có hệ thống mức độ vi phạm để ra hình phạt phù hợp

* Với hành vi ta muốn trẻ START:
Nên áp dụng phương pháp 1-2-3 ít nhất 1 tuần để loại bỏ bớt những hành vi STOP rồi mới đến hành vi START.
Để làm việc này đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt nhiều hơn.

7 chiến thuật tăng cường hành vi START:

1. Tăng cường khen ngợi
Khen phù hợp với tính cách con sao cho con thấy dễ chịu
Nên khen trước mặt người thứ ba và khen bất ngờ thì sẽ hiệu quả hơn.

2. Những yêu cầu đơn giản:
+ giọng điệu: không cằn nhằn
+ diễn đạt rõ ràng và đơn giản, không nên dưới dạng câu hỏi, mà là câu khẳng định
+ không nên yêu cầu khi trẻ đang làm một việc yêu thích

3. Sử dụng đồng hồ báo thức:

4. Hệ thống khen thưởng bằng tiền:
Hình thức này phù hợp với trẻ trên 5 tuổi, được trả công khi làm việc nhà. Nếu không làm thì bị lấy bớt tiền.

5. Để hệ quả tự nhiên diễn ra cho trẻ thấy hậu quả
Không ăn sáng thì đói bụng
Không học bài thì cô giáo phạt

6. Lập thời khóa biểu:
Khi lời khen không đủ để kích thích bé làm việc tốt, nên sử dụng phần thưởng, tích lũy theo lịch.

7. Thay đổi phương pháp đếm 1-2-3:
Có thể áp dụng với hành động START nếu nó sẽ diễn ra trong không quá 2 phút.

Kết hợp với các phương pháp khác.

* Một số hành vi START hay gặp:
1. Chuẩn bị đến trường:
Với trẻ 4-5 tuổi, nên lập thời gian biểu và để đồng hồ hẹn giờ để trẻ tự làm.
Áp dụng chiến thuật 5.

2. Lau sạch, thu dọn đồ chơi và làm việc nhà
Lựa chọn 1: mặc kệ phòng của trẻ bừa bãi
Lựa chọn 2: bắt trẻ trả công cho bạn vì đã dọn dẹp phòng cho trẻ
Lựa chọn 3: lập biểu thời gian quy định thời gian trẻ phải dọn dẹp phòng, khen thưởng
Lựa chọn 4: Phương pháp túi rác - quy định từ mấy giờ trở đi tất cả đồ đạc chưa xếp gọn sẽ bị cho vào túi rác và chỉ mở túi ra vào một giờ nào đó hôm sau.

3. Bữa ăn:
Quy định trẻ phải ăn trong 1 khoảng thời gian thì mới được ăn đồ tráng miệng (thứ trẻ thích), dùng đông hồ báo thức.
Nếu trẻ cự nự vì không ăn kịp trong thời gian đó, áp dụng phương pháp đếm 1-2-3.
Cho trẻ được lựa chọn ăn 3 trong số 4 món thì sẽ được ăn món tráng miệng

4. Bài tập về nhà và thực hành: Cong chưa đến đoạn này, để sau đọc vậy

5. Giờ đi ngủ và thức dậy vào ban đêm: không đọc

Thời gian phạt ko phải là thời điểm tốt để giải thích cho trẻ

Giải thích ngay lập tức nêu có vấn đề mới nảy sinh và nguy hiểm

Đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ.

Xây dựng lòng tự trọng cho trẻ:
Khả năng giao tiếp xã hội: biết kiềm chế bản thân và không làm những điều không nên làm
Biết tự làm chủ cuộc sống của mình
Còn phụ thuộc vào thể chất và tính cách của trẻ

Xây dựng mối quan hệ với con:
Hãy thể hiện tình yêu thương
Hãy dành thời gian chơi với con
Hãy lắng nghe tích cực: sử dụng những lời mở, đặt câu hỏi không mang tính chỉ trích, phản ánh cảm nhận và kiểm tra mình đã hiểu đúng ý trẻ chưa.
Nếu trẻ công kích hoặc chuyển bực dọc sang bạn, hãy đếm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails