Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Skilcraft - niềm tự hào của những người mù và khuyết tật ở Mỹ

Ngày đầu đi làm ở đây, mình đã rất ấn tượng là tất cả đồ văn phòng phẩm và vật dụng trong văn phòng đều mang thương hiệu Skilcraft.  Buổi họp đầu tiên, xin một cuốn sổ ghi chép Skilcraft, mới kịp để ý bìa có ghi chữ "created with the pride by Americans who are blind" - được làm ra với niềm tự hào của những người mù ở Mỹ. 

Đã hơn 8 năm dùng sản phẩm của họ hàng ngày, phải công nhận sản phẩm này tuy không phải là thứ gì thượng hạng, nhưng hơn hẳn đồ hàng xén ở ta, và hoàn toàn xứng đáng là niềm tự hào của những con người kém may mắn nhưng rất mong mỏi đóng góp chút gì cho xã hội.  Nó còn là niềm tự hào của một chế độ ưu việt của Mỹ.  Và những người sử dụng nó hàng ngày như mình cũng rất tự hào vì đã mở lòng ghi nhận nỗ lực đáng khâm phục của họ.

Mọi người cùng ngắm một số sản phẩm do những con người đáng khâm phục này làm ra:
























---------------------------------------
SKILCRAFT là thương hiệu của Ngành công nghiệp quốc gia của người mù, một tổ chức được hình thành theo đạo luật Wagner-O'Day Act năm 1938 để tạo công ăn việc làm cho những người mù ở Mỹ. Các sản phẩm mang thương hiệu SKILCRAFT thường được các cơ quản chính phủ Mỹ dùng, trong đó có cả Bưu điện Mỹ UPS. Chúng cũng hay được bán ở các cửa hàng trong các căn cứ quân sự Mỹ.


Thương hiệu SKILCRAFT ra mắt lần đầu năm 1952. Thương  hiệu này SKILCRAFT chủ yếu cung cấp các vật dụng tiêu hao cho chính phủ. Sản phẩm đầu tiên là giẻ lau sàn và khăn lau sàn cho các cơ quan chính phủ. Sau này, họ còn sản xuất cả bút và các văn phòng phẩm.  Đến nay thương hiệu SKILCRAFT đã có hơn 3,000 sản phẩm từ văn phòng phẩm, các đồ làm vệ sinh, đồng  phục cho đến các vật dụng trong bệnh viện.  SKILCRAFT cũng cung cấp các dịch vụ như làm trung tâm nhận các cuộc gọi theo dạng  hợp đồng với các cơ quan chính phủ.

Năm 1938, tổng thống Roosevelt thông qua đạo luật Wagner-O'Day* chỉ đạo chính phủ mua các sản phẩm do người mù Mỹ làm ra.  Năm 1971, Thượng nghị sỹ Jacob Javits đưa vào hành lang pháp lý mở rộng phạm vi áp dụng điều luật này cho mọi cá nhân khuyết tật nặng. Đạo luật này (thuộc điều 41 trong luật của nước Mỹ) là một  luật liên bang Mỹ yêu cầu các cơ quan chính phủ Mỹ phải mua một số vật dụng  và dịch vụ do các tổ chức phi chính phủ tuyển dụng người mù và khuyết tật khác.  Đạo luật này được thông qua vào quốc hội Mỹ lần thứ 92 năm 1971; nó được đặt  theo tên của thượng nghị sỹ Jacob K. Javits, người đã tiên phong trong việc mở rộng đạo luật  Wagner-O'Day Act năm 1938, đặt theo tên của thượng nghị sỹ Robert F. Wagner và Đại biểu Quốc hội Caroline O'Day.

Đạo luật này được thực thi bởi Ủy ban phụ trách việc mua những sản phẩm của người mù và khuyết tật nặng, một cơ quan liên bang độc lập. Ủy ban này chỉ định hai tổ chức phi lợi nhuận National Industries for the Blind (NIB) và NISH đóng vai trò trung tâm phối hợp việc mua sắm cho cơ quan chính phủ từ hàng trăm các tổ chức độc lập của người mù và người khuyết tật.

Thương hiệu SKILCRAFT giúp cho hơn 5,000 người mù ở Mỹ có công ăn việc làm trong các cơ quan sở tại ở 44 bang của Mỹ.

3 nhận xét:

  1. Đúng là Mỹ có khác ! Oách quá ! và phát triển có hệ thống có kế thừa thì càng ngày sẽ càng phát triển.

    Trả lờiXóa
  2. Họ suy nghĩ thấu đáo cho cả người lành đến người không lành nhỉ.

    Trả lờiXóa
  3. Thật là khâm phục và đáng học tập.
    Nhưng mà nghĩ lại càng thấy tội nghiệp cho những người "không lành" ở ta.

    Trả lờiXóa

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails