Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Chia sẻ cảm xúc

Nguồn www.autismgames.org

Vẽ mặt người

Vẽ một vòng tròn và nói vòng tròn. Vẽ hai mắt và vừa vẽ vừa nói mắt, mắt. Vẽ mũi và nói mũi. Sau đó cười và vừa vẽ miệng cười vừa nói vui. Hãy bật cười thật tự nhiên và cố gắng tỏ ra hạnh phúc thật sự khi làm vậy.
Với các mặt cảm xúc khác, cũng làm tương tự như vậy. Vẽ mồm răng cưa làm mặt tức giận, vẽ nước mắt trên khuôn mặt làm mặt buồn, và mắt và mồm tròn làm mặt sợ. Vẽ một đường thẳng làm mồm và nói với giọng thật trung tính khi bạn nói mặt bình thường. Khả năng diễn những trạng thái tình cảm thật thuyết phục là rất quan trọng để trò chơi này thành công.

Nếu trẻ không thích mặt buồn, sợ hay giận, hãy nói tạm biệt mặt buồn và xóa mặt đó đi.
Sau khi trẻ đã học được trình tự của trò chơi, hãy đợi trẻ nói cho bạn biết trẻ muốn vẽ mặt gì trước khi bạn vẽ mồm.


Gọi tên các cảm xúc và công khai chia sẻ chúng

Khi trẻ buồn, vẽ một mặt buồn hoặc lấy ra tranh vẽ mặt buồn. Hãy nói, bạn buồn, bạn trông buồn quá thôi. Nhìn kìa, nước mắt đấy. Tương tự, hãy nói lên trạng thái của trẻ khi trẻ tức giận, sợ, vui, và bình thường.

Ở trò chơi Silly Six Pins Game, chúng ta sẽ diễn các trạng thái tình cảm mà chúng ta thấy ở trên mặt của cây bowling. Nhiều trẻ thích Mặt hề và Mặt sợ nhất nhưng một số trẻ lại thích bỏ mặt sợ đi trước khi vào trò chơi.


Trò chơi Hãy biến đi!

Tôi có một trẻ tên là Marco. Cậu thích cắn, đánh và hét khi người khác lại quá gần hoặc sờ vào đồ vật của cậu.
Trong thực tế, tôi phải có đến vài trẻ giống Marco. Và tôi thường áp dụng trò Hãy biến đi!
Những từ này cứ như có phép màu. Khi tôi nói đến từ này thật to, nó dường như nói ra được cảm xúc của Marco. Và chúng báo cho người khác nên tránh xa cậu ra.

Tôi thường dạy những từ này bằng cách sử dụng
talking buttons trước. Trẻ sẽ học được những từ này nhanh hơn. Với trẻ đã nói được, tôi chỉ sử dụng cách này 1 vài lần thôi. Sau đó, tôi thường đổi sang dùng câu Hãy trở lại! Khi trẻ nói Hãy biến đi, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra cần phải làm sao để người đó quay trở lại thì mới có thể tiếp tục nói Hãy biến đi! lần nữa.


Lắp hình con hươu cao cổ

Trong trò chơi Lắp hình con hươu cao cổ Build a Giraffe Game này, bạn sẽ thấy đoạn băng quay này có thể dùng để dạy ta biết xử trí với một tình huống ngoài dự kiến mà không quá bực tức. Khi con hươu bị vỡ rời ra, tôi làm mẫu cho bạn xem nên bày tỏ sự bực dọc như thế nào và tiếp tục công việc một cách thận trọng.


Đọc sách để chia sẻ cảm xúc

Trong đoạn băng quay này, bạn sẽ thấy ta có thể làm mẫu cho trẻ xem cách bày tỏ cảm xúc thế nào khi đọc một cuốn sách.
Dần dần, hầu như trẻ nào cũng sẽ yêu thích trò đọc sách này. Tuy nhiên trò này hơi mất thời gian thiết lập ban đầu.
Nếu bạn cho trẻ xem đoạn băng này trước khi rủ trẻ tham gia, bạn sẽ rút ngắn được thời gian này.



3 nhận xét:

  1. Trong bộ ảnh của chị Kim Tâm có 1 bộ ảnh về cảm xúc, tớ đã rửa bộ ảnh này và dạy Ti.
    Sau khi Ti đã nhận được các mặt vui hay buồn qua hình dạng của mồm, tớ dùng luôn hình đó vẽ lên bảng cho Ti biết tâm trạng của mẹ là vui, buồn hay tức giận trước các việc Ti làm.
    Ví dụ: Hôm nay mẹ và Ti làm 3 việc: 1 là ..., 2 là... 3 là ... Thì bên cạnh số 1,2,3 đó vẽ sẵn 1 cái mặt mà không có mồm. Nếu Ti làm tốt, hợp tác thì mồm cười, còn Ti làm không tốt thì mặt mếu.
    Hoặc có lần tớ làm sẵn mấy cái mặt nạ bbằng bìa có mồm cười, mếu khác nhau, buộc dây chun vào để có thể đeo. Khi con không hợp tác, mẹ đeo mặt nạ mếu vào. Khi con hợp tác thì mẹ đeo mặt nạ vui vào.
    Con sẽ thật cố gắng để mẹ vẽ mặt vui hoặc đeo mặt nạ vui.

    Trả lờiXóa
  2. Hay phết nhỉ, mẹ Ti quả là sáng tạo.

    Trả lờiXóa

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails