Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Cách tạo bối cảnh cho hoạt động

12 bước tạo bối cảnh cho Hoạt động:

1. Chọn một mục tiêu và một hoạt động
2. Lập ra một quy luật tương tác khởi đầu
3. Khoanh vùng không gian hoạt động
4. Quyết định zone of connection

5. Quyết định tốc độ cho hoạt động: tốc độ di chuyển, tốc độ đưa những phần và biến tấu của hoạt động
6. Quyết định hoạt động đó có tối đa bao nhiêu phần
7. Quyết định giới hạn về thời gian và cách sử dụng thời gian
8. Phân vai trò và phân việc cho từng vai trò
9. Cho trẻ biết rõ cần làm gì và giới hạn
10. Loại bỏ những gì có thể làm trẻ mất tập trung và những hành động có thể làm trẻ ngợp hoặc làm trẻ quá tập trung vào đó
11. Đề ra luật và giới hạn giao tiếp (thể thức, lượng, tốc độ và trọng tâm)
12. Quyết định mức độ trợ giúp cho trẻ
13. Đề ra cách tạo điểm nhấn hiệu quả dựa trên mục tiêu của bài

Ví dụ về hoạt động giặt quần áo

1. Hãy quyết định mục tiêu hàng đầu của bạn: bạn đang thực hiện bài tập mục tiêu nào?
Ví dụ: Phản hồi với hành động của người lớn bằng hành động có chủ ý song song hoặc bổ trợ cho hành động của bạn. Hành động của con nhằm duy trì quy luật tương tác giữa hai người. Thể hiện mình ý thức được mình phải đảm nhiệm vai trò duy trì hoạt động chung (trao đổi ánh mặt sau khi hành động để quan sát phản hồi của đối tác)



Hãy chọn một hoạt động (ở dạng nguyên mẫu) và quy luật tương tác: Bạn sẽ làm hoạt động gì? Quy luật tương tác là gì?
Ví dụ: Giặt
Ví dụ: Nhận đồ giặt và cho vào rổ giặt hoặc ngược lại

Giao cho trẻ một vai trò vừa sức và phân nhiệm vụ: Vai trò – song song cùng làm (giống vai trò của bạn) hay bổ sung (khác vai trò của bạn) và nhiệm vụ - tiếp nối (người này, rồi đến người kia) hay đồng thời (cả hai người cùng lúc).

Ví dụ: Song song – đồng thời (chúng tôi cùng nhặt đồ giặt và cùng cho vào rổ giặt)

Thiết lập giới hạn cho hoạt động: Giới hạn ở đây là gì?
Ví dụ: Con phải ở cùng mẹ, không được đánh mẹ

Hãy loại bỏ những yếu tố làm con mất tập trung và quyết định xem có cần có những điều chỉnh nhỏ trong khuôn khổ của hoạt động không: Bạn cần loại bỏ những gì làm con mất tập trung giúp con làm tốt hoạt động?
Ví dụ: Con làm người thợ xây và ngồi trên tấm thảm

Lưu ý: Hãy làm chậm để con có thời gian theo kịp và kịp hiểu để phản hồi.

Khi con đã làm tốt cả những lần biến tấu của bạn, hãy tạo ra tình huống con có thể không dễ làm được. Ngay khi con làm thạo, hãy tăng phần thử thách. Bạn định đưa vào thử thách gì?
Ví dụ: Hãy tạo tình huống con đi chệch hướng chút ít, để con thực hành việc đánh giá tự điều chỉnh và sửa sai.

Cách trợ giúp và chuyển giao cách làm

Trợ giúp và chuyển giao cách làm là việc điều chỉnh hành động của người hướng dẫn để tạo ra trợ giúp và thử thách cho người học việc.

1. Phối hợp tư thế và cử chỉ: tuy không động vào người trẻ, nhưng bạn phải đứng sao cho bạn có thể dễ dàng yểm trợ cho con. Như vậy con bạn sẽ được trợ giúp cả về mặt tinh thần mà bố mẹ không nhất thiết phải nắn động tác của con.
Ví dụ: khi dạy trẻ đánh gôn, bố/mẹ sẽ đứng bên cạnh con, giả vờ cũng đánh gôn, chuyển động theo động tác của con.

2. Thay đổi hướng chú ý: tham gia vào các hoạt động cha mẹ sẽ hướng dẫn trẻ hướng sự chú ý đến cùng một điểm chung.
Ví dụ: Nếu bạn đang nấu ăn và con không tập trung (vì thế con không thể làm tốt hay có động lực muốn làm được), bạn có thể nói “Sữa” và chỉ vào sữa. Làm vậy bạn giúp con hướng sự tập trung đến điểm chung để từ đó bạn sẽ hướng dẫn tiếp con.

3. Tạo ra hệ thống các hành động không tĩnh: tạo ra những khoảnh khắc “căng thẳng” (khó chịu, nhưng không gây đau đớn) để tăng khả năng biết cùng điều chỉnh của con.
Ví dụ: im lặng đôi chút, thêm những vật/âm thanh bất ngờ, đứng chắn đường con, để con phải động não xem nên làm gì (đi đường khác), giằng vật hai người đang cầm.

4. Phối hợp giữa người hướng dẫn và người học việc: ban đầu hãy giao cho con vai trò thứ yếu. Rồi dần nâng trách nhiệm cùng điều chỉnh để hoàn thành cùng một mục tiêu
Ví dụ: Con quan sát còn bạn quét nhà. Khi con bắt đầu hiểu rõ hơn vai trò của mình, hãy dẫn dắt con cùng quét với bạn.

5. Làm mẫu cho con xem: Con quan sát người lớn làm, người lớn nên vừa làm vừa nghỉ để miêu tả quá trình tư duy, và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của con. Có thể làm việc này có hoặc không có hướng dẫn.
Ví dụ: bố/mẹ cho đĩa vào máy rửa bát mẫu cho con xem, vừa làm vừa nói “mẹ đang cho cái đĩa này vào đây này”

Ví dụ về phi ngôn ngữ: bố/mẹ cho đĩa vào máy rửa bát chỉ dùng điệu bộ và âm thanh phi ngôn ngữ để thể hiện cho con thấy.

6. Tốc độ: Điểu tiết tốc độ làm của trẻ, dừng để bớt căng thẳng, để ra quyết định, phản hồi và lên kế hoạch.

Ví dụ: Đi chậm lại để con thấy có sự đứt liên kết và điều chỉnh hành vi của mình hoặc yêu cầu con làm chậm lại để động não ra quyết định.

7. Hành động song song: Trẻ và bố/mẹ ở cạnh nhau, trẻ quan sát bố mẹ và làm theo hành động của bố mẹ song song đồng thời nếu có thể.
Ví dụ: cả bố mẹ và trẻ cùng cho cho đồ giặt vào máy giặt.

8. Cắt nhỏ hoạt động: bố mẹ chia một hoạt động thành các phần nhỏ hơn mà không bỏ mục tiêu. Con làm từng phần nhỏ một cho bố mẹ xem và sau đó thực hành cho đến khi con làm thạo.
Ví dụ: hoạt động rửa bát, chia nhỏ thành các bước đơn giản vừa sức hiểu của trẻ. Tập cọ bát đĩa, nhưng chưa cho bát đĩa vào máy rửa bát.

9. Chỉ dẫn thao tác của trẻ: kiểm soát thao tác di chuyển của trẻ, thường là từ phía sau, để trẻ có được trải nghiệm mình làm được về mặt thao tác.
Ví dụ: cầm tay trẻ và cả hai cùng đổ nước hoa quả ra

10. Từ chối giúp trẻ: Người hướng dẫn không phải lúc nào cũng giúp trẻ, ngay cả khi trẻ yêu cầu giúp đỡ. Từ chối đúng hoàn cảnh sẽ giúp trẻ tự lập và kiên nhẫn.
Ví dụ: Trẻ yêu cầu bạn giúp trẻ lấy đồ chơi ra, bạn chỉ khuyến khích trẻ nhưng không làm cho trẻ, hoặc làm như thế bạn cũng không làm được.

VÍ DỤ VỀ TRỢ GIÚP VÀ CHUYỂN GIAO KHI GIẶT
§ Đổi hướng chú ý:
Ví dụ: “À, cái áo này!” – Nào cho vào rổ giặt nào” – dùng ngữ điệu, nét mặt và chỉ tay thật cường điệu.

§ Song song:
Ví dụ: hai người ở cạnh nhau và trẻ quan sát và làm theo mẫu.

§ Thực hiện các hành động không bất biến một cách có hệ thống
Ví dụ: thêm vào những khoảng lặng và giơ đồ giặt lên (để tạo kịch tính) rồi mới cho vào rổ giặt.

§ Điều chỉnh tốc độ của bạn:
Ví dụ: Bạn có thể giảm tốc độ khi cần quyết định nên cho đồ vào rổ giặt nào.

CÁCH LÀM NỔI BẬT CHO CON THẤY NHỮNG GÌ QUAN TRỌNG

§ Im lặng, tăng âm lượng
§ Ấn mạnh bằng âm sắc và ngữ điệu đột ngột
§ Tốc độ và sự trôi chảy của lời nói
§ Lặng yên/lời nói
§ Dừng/Bắt đầu
§ Mức độ thao tác/di chuyển
§ Ngã, vấp, dựa
§ Lại gần/tách xa
§ Di chuyển theo phương thẳng đứng (lên cao/xuống thấp)
§ Đổi hướng cơ thể (ngã trước/ngả sau)
§ Tránh ánh mắt, nhìn cường điệu
§ Gật/lắc đầu
§ Tiếp xúc da: nhẹ/mạnh
§ Điệu bộ
§ Âm thanh hay từ bất ngờ
§ Ngâm nga, hát
§ Thay đổi vị trí cơ thể
§ Đứng/ngồi/nằm
§ Dựa sang
§ Thay đổi vị trí tương đối với vật
§ Biểu lộ tình cảm cường điệu bất ngờ
§ Giả vời không làm được, khó khăn này nọ

Ví dụ với việc giặt:
1. Bạn đã đưa vào những thử thách nào cho con (#6 phần tạo khuôn khổ cho hoạt động: đánh rơi đồ giặt không đúng chỗ
2. – Bạn làm thế nào để làm nổi bật thử thách này cho con thấy: tăng âm lượng, thay đổi ngữ điệu đột ngột, cường điệu hóa diễn đạtBạn làm thế nào để làm nổi bật cách giải quyết cho con thấy: giả vờ không làm được, cường điệu hóa lời nói

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails