Đường Xylitol cho con - gọi 0904189797

Dìu dắt con thâm nhập cuộc sống

Mục tiêu của việc dìu dắt này là:
Chuyển giao cách tư duy.
“Cho người con cá là cho miếng ăn
Dạy người câu các là cho kế sinh nhai”
Ngạn ngữ Trung Quốc


Dìu dắt là:
PHỐI HỢP
- Người dìu dắt và người được dìu dắt cùng chủ động tham gia vào quá trình học. Người dìu dắt tạo cơ hội học hỏi dưới sự yểm trợ của mình. Người dìu dắt hỗ trợ và chuyển giao dần cách làm cho người được dìu dắt.
- Người dìu dắt đề ra những mục tiêu nhận thức có ý nghĩa cho người được dìu dắt
- Người dìu dắt và người được dìu dắt cùng điều chỉnh liên tục để hai người cùng hiểu về vấn đề giống nhau.
CHỦ ĐỘNG THAM GIA
- Người dìu dắt và người được dìu dắt chủ động tham gia cùng nhau.
- Người dìu dắt và người được dìu dắt tương tác và học hỏi.

DỰA TRÊN THỬ THÁCH
- Người dìu dắt là người điều hành và biết trình độ của người được dìu dắt.
- Người dìu dắt liên tục nâng mức độ thử thách lên (thử thách chỉ hơn trình độ của người được dìu dắt chút xíu thôi.)
- Người dìu dắt tạo cầu nối giữa khả năng nhận thức hiện thời và khả năng nhận thức tiếp theo của người được dìu dắt.
-
Nhiệm vụ: Hãy phân biệt giữa việc dìu dắt và các hình thức hướng dẫn khác.
Tuần này bạn hãy quan sát con bạn. Hãy suy ngẫm xem mục tiêu của bạn là gì (Xem lại dẫn chứng về Tuân theo hay Tư duy, Hồi ức ngày nghỉ hay là Định cư ở một nơi mới, Lặp lại một trình tự một cách rời rạc hay là nắm bắt bản chất) khi tương tác với trẻ cũng như tương tác đó phải thể hiện ra như thế nào. Bạn có nhận ra những yếu tố của việc dìu dắt không? Nếu có, là những yếu tố nào, nếu không còn thiếu yếu tố nào.

Cho người con cá là cho miếng ăn
Dạy người câu cá là cho kế sinh nhai

RDI không tập trung vào công việc, không phải là việc sai khiến trẻ phải làm 1 việc gì, mà là quá trình dẫn dắt trẻ tự khám phá và học cách tư duy 1 cách linh hoạt. Chúng ta đang cố gắng tạo cho trẻ thói quen tự quan sát, nhận xét, để ý hơn đến môi trường xung quanh mình, biết đánh giá, nhận định để tự ra quyết định dựa trên những gì quan sát thấy.

Tôi hiểu đàn ông thường hay tập trung vào công việc. Nếu có việc gì cần làm, đàn ông thường cứ thế làm. Họ thường không giải thích cho con biết tại sao phải làm việc đó, con cứ tiến hành việc họ giao thôi. Tuy nhiên, như bạn đã biết khi học ở phần trước, trẻ tự kỷ không có những khả năng nhận thức giống chúng ta, và thế chúng ta phải làm việc với trẻ để phát triển những kỹ năng này cho đến khi trẻ không cần dựa vào bố mẹ để định hướng nữa. Việc dẫn dắt trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn chỉ bảo trẻ cần làm gì. Nhưng chúng ta đang hướng đến lợi ích lâu dài cho trẻ, chứ không chỉ là làm xong 1 việc.

Ví dụ, sáng ra bạn bảo trẻ hãy cất đồ chơi đi, trẻ có thể sẽ làm đúng như bạn yêu cầu. Nhưng liệu ngày mai, trẻ có biêt thu dọn đồ chơi không? Trẻ có học được gì khi thực hiện lệnh của bạn không, hay trẻ chỉ làm mà không tư duy, và không học hỏi được điều gì từ trải nghiệm đó cả? Với hình huống này, bạn sẽ phải nhắc trẻ hàng ngày cần dọn dẹp phòng. Và trẻ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào chỉ dẫn của người khác và sẽ không bao giờ dọn phòng nếu không có người bảo trẻ phải làm. Nếu bạn cứ liên tục nói: “Tại sao bố mẹ ngày nào cũng phải nhắc con làm việc này nhỉ?”, thì bạn sẽ càng thấy bực dọc.

Nhưng nếu chúng ta liên tục nhận xét về sự lộn xộn trong phòng, hướng sự chú ý của trẻ đến sự lộn xộn, và dẫn dắt trẻ tự động não để ra quyết định phải làm gì đó, thì trẻ sẽ dần hình thành thói quen tư duy. Trẻ sẽ dần có thói quen quan sát môi trường xung quanh, để ý xem có gì bừa bộn, mất trật tự không, và tự ra quyết định phải dọn phòng.
Vì thế, hãy nhớ RDI không phải tập trung vào công việc, mà là quá trình dẫn dắt đến việc đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LinkWithin

Related Posts with Thumbnails